|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tỉ số tới hạn (Critical Ratio) là gì? Đặc trưng và ý nghĩa

16:43 | 02/01/2020
Chia sẻ
Tỉ số tới hạn (tiếng Anh: Critical Ratio) được tính bằng cách lấy thời gian còn lại cho đến ngày đáo hạn chia cho thời gian làm việc còn lại.
Tỉ số tới hạn (Critical Ratio) là gì? Đặc trưng và ý nghĩa - Ảnh 1.

Hình minh họa

Tỉ số tới hạn (Critical Ratio)

Định nghĩa

Tỉ số tới hạn hay chỉ số tới hạn trong tiếng Anh là Critical Ratio.

Tỉ số tới hạn là một số tỉ số được tính bằng cách lấy thời gian còn lại cho đến ngày đáo hạn chia cho thời gian làm việc còn lại.

Đặc trưng

- Trái ngược với các nguyên tắc ưu tiên, tỉ số tới hạn là chỉ tiêu động và dễ dàng cập nhật. Tỉ số tới hạn có xu hướng hoạt động tốt hơn FCFSEDDSPT và LPT về tiêu chí độ trễ công việc trung bình.

- Tỉ số tới hạn ưu tiên cho các công việc phải được thực hiện để tiếp tục hoàn thành đúng tiến độ. Tỉ số tới hạn được sử dụng kết hợp với các hệ thống MRP và có ứng dụng công nghiệp rộng rãi.

Ý nghĩa

- Tỉ số tới hạn có tác dụng để kiểm tra tính hợp lí của thứ tự các công việc đã sắp xếp trong quá trình thực hiện. Cần nhấn mạnh là tỉ số tới hạn không phải là một phương pháp điều độ sản xuất, nhưng lại có tác dụng xem xét cách điều độ hiện tại đã hợp lí chưa để có những điều chỉnh hợp lí.

- Tỉ số tới hạn phản ánh tình hình thực hiện công việc và khả năng hoàn thành theo thời gian. Tỉ số tới hạn có tính động, được cập nhật hàng ngày, cho phép bố trí lại thứ tự thực hiện công việc cần ưu tiên trong quá trình thực hiện nhằm hoàn thành tôt nhất các công việc theo thời gian.

Xác định tỉ số tới hạn

Tỉ số tới hạn, được tính bằng thời gian còn lại tính đến thời điểm giao hàng chia cho thời gian sản xuất còn lại. Cụ thể như sau:

CRi = Ti/Ni

Trong đó:

CRi: Tỉ số tới hạn công việc

Ti: Thời gian còn lại đối với công việc i

Ni: Thời gian cần thiết để hoàn thành phần còn lại của công việc i

CR >1: Công việc được hoàn thành trước thời hạn.

CR =1: Công việc hoàn thành đúng thời hạn.

CR <1: Công việc không hoàn thành trước thời hạn.

Ví dụ

Hôm nay là ngày 22, trên bảng điều độ của công ty FANTO có ba công việc được sắp xếp theo thứ tự sau:

Công việcThời hạn hoàn thành
Số ngày cần thiết cho
phần công việc chưa xong
A284
B3012
C264

Dễ dàng tính toán được:

CRA = 6/4

CRB = 8/12

CRC = 4/4 = 1

Như vậy, công việc A quá nhanh, trong khi đó công việc B có nguy cơ bị chậm và công việc C hoàn thành đúng thời hạn. Trong trường hợp này, để đảm bảo hoàn thành tốt hơn các công việc trên về mặt thời gian, cần đổi thứ tự ưu tiên tập trung vào công việc B còn công việc A giảm bớt mức độ ưu tiên.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị tác nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Kewhl.Tripod)

Thanh Tùng