Báo cáo tài chính dự toán là gì? Nội dung và tầm quan trọng
Báo cáo tài chính dự toán
Khái niệm
Báo cáo tài chính dự toán của một doanh nghiệp cũng tương tự như báo cáo tài chính trong quá khứ ngoại trừ nó mang tính định hướng tương lai hơn là dựa vào những số liệu đã có.
Những doanh nghiệp mới khởi nghiệp thường sẽ xây dựng sẽ đưa ra báo cáo tài chính dự toán, nhưng những doanh nghiệp đang tồn tại có hoạt động quản trị tốt cũng duy trì những báo cáo này như là một phần trong việc lên kế hoạch tài chính và hỗ trợ cho việc chuẩn bị ngân sách.
Việc chuẩn bị các báo cáo tài chính này cũng giúp cho doanh nghiệp xem xét lại chiến lược và có thể điều chỉnh nếu cần thiết.
Trên thực tế, hầu hết các công ty xem báo cáo tài chính dự toán là bí mật và chỉ tiết lộ chúng ra cho những người ngoài, chẳng hạn như chủ nợ hay nhà đầu tư chỉ bởi vì họ là những người "cần phải biết".
Nội dung
Báo cáo tài chính sự toán cũng gồm có 3 tài liệu:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự toán
- Bảng cân đối kế toán dự toán
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán
Tầm quan trọng của báo cáo tài chính dự toán
Việc phân tích các báo cáo tài chính trong quá khứ của doanh nghiệp nhằm đưa ra một sự dự báo. Dự báo là sự tiên đoán về doanh thu, chi phí, thu nhập và chi phí vốn trong tương lai của doanh nghiệp. Dự báo của một doanh nghiệp là cơ sở cho các báo cáo tài chính dự toán của doanh nghiệp.
Một sự tiến triển tốt trong báo cáo tài chính tiêu chuẩn của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra được cái nhìn trước về lượng ngân sách cần thiết, xây dựng kế hoạch tài chính, và quản lí tài chính thay vì những phản ứng tức thời.
Dự đoán của các doanh nghiệp mới khởi nghiệp thường dựa trên những ước lượng về doanh thu trong tương lai và mức độ bình quân của ngành (dựa trên phần trăm doanh thu) hoặc trên kinh nghiệm của các doanh nghiệp tượng tự về giá vốn hàng bán và các chi phí khác.
Kết quả là, dự báo của các doanh nghiệp mới có thể sẽ đi trước kế hoạch kinh doanh bởi việc dự báo được giải thích thông qua các nguồn số liệu và sử dụng các giả định để tạo ra chúng.
Các nhà đầu tư dĩ nhiên cũng sẽ nghiên cứu chúng một cách kĩ lưỡng để chắc chắn rằng các số liệu trong dự báo và kết quả của dự án tài chính là thực tế.
Ví dụ, báo cáo giả định cho một doanh nghiệp mới khởi có thể nói rằng dự báo của nó đã dựa trên việc bán 500 đơn vị sản phẩm mới trong năm đầu tiên, 1000 sản phẩm trong năm thứ 2 và 1500 sản phẩm trong năm thứ 3, như vậy là giá vốn hàng bán vẫn giữ nguyên (có nghĩa là vẫn giữ ở mức phần trăm cố định trên doanh thu thuần) qua 3 năm.
Người đọc kế hoạch sẽ quyết định những con số này có thực tế hay không. Nếu như người đọc cảm thấy là các số liệu không thực tế, thì sự tin tưởng vào toàn bộ kế hoạch sẽ bị giảm đi đáng kể.
(Tài liệu tham khảo: Quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp, Thạc sĩ Lương Thu Hà, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)