|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Xu hướng nhập khẩu cận biên (Marginal Propensity To Import - MPM) là gì? Công thức tính

09:06 | 09/01/2020
Chia sẻ
Xu hướng nhập khẩu cận biên (tiếng Anh: Marginal Propensity To Import, viết tắt: MPM) là tỉ lệ nhập khẩu tăng lên hoặc giảm xuống trên mỗi đơn vị thu nhập khả dụng tăng lên hoặc giảm xuống.
Xu hướng nhập khẩu cận biên (Marginal Propensity To Import - MPM) là gì? Công thức tính - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Dreamstime.com

Xu hướng nhập khẩu cận biên

Khái niệm

Xu hướng nhập khẩu cận biên trong tiếng Anh là Marginal Propensity To Import, viết tắt là MPM.

Xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) là tỉ lệ nhập khẩu tăng lên hoặc giảm xuống trên mỗi đơn vị thu nhập khả dụng tăng lên hoặc giảm xuống. 

Nền tảng của xu hướng nhập khẩu cận biên là thu nhập của các doanh nghiệp và hộ gia đình tăng lên thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa từ nước ngoài và ngược lại. 

Đặc điểm Xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) 

Xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) là một thành phần trong lí thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes. Công thức tính MPM là : 

MPM = ΔIm / Δy

Hay thay đổi trong nhập khẩu (Im) trên thay đổi trong thu nhập (Y). 

Ví dụ xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) của một quốc gia là 0,3 thì mỗi đồng thu nhập tăng thêm trong nền kinh tế tạo ra 0,3 đồng nhập khẩu (1 đồng * 0,3).     

Các quốc gia tiêu thụ nhiều hàng nhập khẩu hơn khi thu nhập của người dân tăng lên có tác động đáng kể đến thương mại toàn cầu. 

Nếu một quốc gia mua một lượng lớn hàng hóa từ nước ngoài rơi vào khủng hoảng tài chính, thì mức tác động của quốc gia đó lên các nước xuất khẩu phụ thuộc vào xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) và lượng hàng hóa nhập khẩu của quốc gia đó.   

Xu hướng nhập khẩu cận biên âm và dương

Một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) dương có thể có xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) dương do một phần hàng hóa được tiêu thụ tăng lên có khả năng là nhập khẩu.   

Khi một quốc gia có xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) cao hơn xu hướng nhập khẩu trung bình (APM), thu nhập giảm xuống sẽ có mức độ tác động tiêu cực đến nhập khẩu lớn hơn nếu MPM < APM. 

Khoảng chênh lệch này làm cho độ co giãn thu nhập cầu hàng hóa nhập khẩu lớn hơn, dẫn đến giảm thu nhập và nhập khẩu giảm.    

Các quốc gia có nền kinh tế phát triển và có đủ tài nguyên thiên nhiên để tự sản xuất thường có MPM thấp hơn.

Ngược lại, các quốc gia phụ thuộc vào việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài thường có xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) cao hơn.  

Kinh tế học Keynes và MPM 

Xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) rất quan trọng trong kinh tế học Keynes.

 - Đầu tiên, xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) phản ánh mức nhập khẩu của một nền kinh tế. 

 - Thứ hai, xu hướng nhập khẩu cận biên thể hiện độ dốc của đường nhập khẩu, ngược dấu với độ dốc của đường xuất khẩu ròng và có liên quan chặt chẽ đến độ dốc của đường tổng chi tiêu.   

 - Xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) cũng ảnh hưởng đến hiệu ứng nhân, mức chi tiêu và số nhân thuế.   

Ưu điểm và nhược điểm của MPM

Xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) rất dễ đo lường và là một công cụ hữu ích để dự đoán thay đổi trong nhập khẩu dựa trên thay đổi dự kiến trong sản lượng nền kinh tế.   

Hạn chế của xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) của một quốc gia là nó không ổn định. 

Giá tương đối của hàng hóa trong và ngoài một quốc gia thay đổi trên các dao động trong tỷ giá hối đoái. 

Do những yếu tố này tác động đến sức mua hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài, do đó, tác động đến MPM của một quốc gia.   

(Theo Investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lê Thảo