Xu hướng tiết kiệm bình quân (Average Propensity To Save - APS) là gì? Đặc điểm
Xu hướng tiết kiệm bình quân
Khái niệm
Xu hướng tiết kiệm bình quân trong tiếng Anh là Average Propensity To Save - APS.
Xu hướng tiết kiệm bình quân (APS) là một thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ tỉ lệ thu nhập tăng lên được trích vào khoản tiết kiệm thay vì chi cho hàng hóa và dịch vụ.
Tương tự như tỉ lệ tiết kiệm, xu hướng tiết kiệm bình quân được biểu diễn bằng tỉ lệ phần trăm tiết kiệm của tổng thu nhập khả dụng của hộ gia đình (thu nhập đã trừ thuế).
Nghịch đảo của xu hướng tiết kiệm bình quân là xu hướng tiêu dùng bình quân (APC).
Đặc điểm Xu hướng tiết kiệm bình quân
Xu hướng tiết kiệm bình quân (APS) là một chỉ số kinh tế quan trọng.
Tỉ lệ tiết kiệm hiện tại của dân số một quốc gia liên quan đến các hành vi kinh tế, chẳng hạn như tiết kiệm cho nghỉ hưu.
- Xu hướng tiết kiệm bình quân của dân số có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhân khẩu học như tỉ lệ người lớn tuổi trong địa phương.
Người lớn tuổi thường đã qua giai đoạn tích lũy của cải và khả năng tiêu dùng cao hơn là chi tiêu. Những người trẻ tuổi hơn đang trong giai đoạn tích lũy của cải nên tiết kiệm của họ cao hơn để cho các giao dịch mua giá trị cao như nhà ở và cho nghỉ hưu.
Một dân số có xu hướng tiết kiệm bình quân thấp có thể có tỉ lệ người lớn tuổi cao hoặc tỉ lệ người trẻ tuổi chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm cao.
- Các yếu tố khác có ảnh hưởng đến Xu hướng tiết kiệm bình quân dân số là tỉ lệ lạm phát và lãi suất hiện hành.
Nếu lạm phát cao, giá cả dự kiến sẽ tăng trong tương lai nên người dân sẽ tăng tiêu tiền cho hàng hóa và dịch vụ tại thời điểm hiện tại để có được mức giá tốt hơn.
Lãi suất thấp cũng khuyến khích mọi người mua hàng ngay tại thời điểm đó do lãi suất tiết kiệm được trả không đủ để họ xem việc gửi tiết kiệm là lựa chọn tốt.
Ngược lại, môi trường kinh tế có lạm phát thấp (hay giảm phát) và lãi suất cao sẽ khuyến khích tiết kiệm nhiều hơn và hạn chế chi tiêu hàng hóa dịch vụ.
Khi thu nhập thay đổi, sử dụng xu hướng tiết kiệm bình quân để đo lường những thay đổi trong tiết kiệm thường không chính xác, thay vào đó, các nhà kinh tế thường sử dụng xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS).
Tính Xu hướng tiết kiệm bình quân
Công thức tính xu hướng tiết kiệm bình quân (APS) là tổng tiết kiệm chia cho mức thu nhập khả dụng.
Ví dụ: nếu mức thu nhập là 10 triệu và tổng tiết kiệm trên mức thu nhập đó là 3 triệu, thì APS là 3/10 hay 0,3.
Giá trị APS luôn luôn nhỏ hơn 1 và có thể có giá trị âm. APS âm khi thu nhập bằng 0 và tiêu dùng có giá trị dương.
Ví dụ một người không có thu nhập và chi tiêu 3 triệu mỗi tháng, thì giá trị APS của người đó là -0.3.
(Theo Investopedia)