|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Xã hội học đô thị (Urban Sociology) là gì?

10:33 | 03/10/2019
Chia sẻ
Xã hội học đô thị (tiếng Anh: Urban Sociology) là một nhánh của xã hội học, nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất và các quy luật chung cho sự phát triển và hoạt động của đô thị
1

Hình minh họa (Nguồn: GoGraph)

Xã hội học đô thị (Urban Sociology)

Xã hội học đô thị - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Urban Sociology.

Xã hội học đô thị là lĩnh vực nghiên cứu nhằm tìm cách mô tả và giải thích các mối liên hệ nhân quả giữa các yếu tố cấu thành của một thành phố và các yếu tố làm phát sinh chúng. (Theo Science Direct)

Chính sách đô thị trong lĩnh vực xã hội học đô thị

Phát sinh xã hội đô thị là một sự thay đổi căn bản trong xã hội loài người

Xã hội đô thị và xã hội chính trị đều có một nội dung nghiên cứu quan trọng của môn Xã hội học đô thị nói chung, là nghiên cứu sự phân liệt của xã hội cổ truyền và sự phát sinh xã hội đô thị hiện đại. 

Bằng chứng rõ ràng nhất là các nhà xã hội học đô thị đầu tiên đều cố gắng mô tả bản chất những sự chuyển đổi này bằng cách so sánh các trật tự xã hội cổ truyền, quá độ và đô thị hiện đại.

Sự hình thành đô thị cũng là sự hình thành các xã hội rộng lớn, không thuần nhất, phát triển và biến đổi với tốc độ chưa từng thấy. Xã hội học đô thị phải tìm cách lí giải bản chất của đô thị, cộng đồng đô thị, đời sống đô thị, cũng như lí giải tại sao các xã hội đô thị phức tạp vẫn đứng vững trong thế xung đột liên miên giữa các thành viên, đồng thời duy trì được tính liên kết xã hội và tính hợp lí chính đáng của quyền lực. 

Trong xã hội đô thị, cộng đồng địa phương vẫn là những đơn vị xã hội ổn định

Cộng đồng là một khái niệm trung tâm trong phép phân tích xã hội học. Có thể nói rằng cộng đồng là một hình thức đặc thù của tổ chức xã hội thể hiện mối quan hệ giữa cư dân với địa hạt lãnh thổ.  

Sự phát sinh xã hội đô thị - công nghiệp dẫn đến chuyên môn hóa về chức năng như đã diễn ra ở những tổ chức và thể chế khác.

Nghiên cứu cơ cấu và các quá trình của xã hội đô thị

Những công trình nghiên cứu về chính sách đô thị rất có ý nghĩa đối với xã hội học đô thị, bởi vì đó là tri thức tổng quát về xã hội đô thị dựa trên sự nắm vững thể chế chính trị của cộng đồng, về mối quan hệ giữa những thể chế này, những cộng đồng này với môi trường xung quanh.

Quá trình chính trị có một tầm quan trọng đặc biệt về mặt xã hội học, vì nó là một yếu tố qui định chủ yếu về mức độ hưởng thụ quyền lợi của các nhóm trong nội bộ cộng đồng. Quá trình chính trị xác định tiêu chuẩn, tiến trình và thực chất của việc hưởng thụ lợi ích, cũng như quyền hạn về nghĩa vụ của từng nhóm. (Theo Giáo trình Xã hội học Đô thị, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)

Khai Hoan Chu