|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Vượt 1.000 điểm, chứng khoán Việt Nam có đang tiềm ẩn những rủi ro?

09:11 | 06/01/2018
Chia sẻ
Chứng khoán Việt Nam liệu có đang tăng trưởng quá nóng, ngoài những yếu tố thúc đẩy đà tăng của thị trường còn tiềm ẩn những rủi ro nào? 
vuot 1000 diem chung khoan viet nam co dang tiem an nhung rui ro Thị trường chứng khoán 2018 qua góc nhìn nhà đầu tư
vuot 1000 diem chung khoan viet nam co dang tiem an nhung rui ro Đầu tư vào đâu trong năm 2018?

Thị trường chứng khoán vượt mốc 1.000 điểm là hệ quả của quá trình tích lũy

Thị trường chứng khoán bước sang năm 2018 ngay lập tức vượt mốc 1.000 điểm, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Vn-Index sẽ sớm vượt mức đỉnh giai đoạn 2007 - 2008. Tuy nhiên cũng có những ý kiến phân vân, thị trường liệu có rơi vào trạng thái phát triển quá nóng hay không, chứng khoán Việt Nam có đi lại vào vết xe đổ?

Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), mốc hơn 1.000 điểm thời điểm hiện tại vẫn còn cách rất xa đỉnh Vn-Index giai đoạn năm 2007 – 2008. Thực tế các thị trường trên thế giới như Thái Lan đã vượt đỉnh từ một vài năm nay.

Vấn đề của thị trường chứng khoán Việt Nam phụ thuộc nhiều vào câu chuyện vĩ mô. Khủng hoảng năm 2010 – 2011, do chi tiêu Nhà nước quá tay do đó mất nội lực.

Năm 2017, thị trường Việt Nam mới lấy được đà hồi phục, đây là hệ quả của quá trình tích lũy. Trước đó chúng ta xử lý những vấn đề bằng cách câu giờ, mua nợ xấu rồi trích lập dự phòng qua từng năm. Thành quả năm 2017 đạt được phải chờ đợi rất lâu, ông Linh nhận xét.

vuot 1000 diem chung khoan viet nam co dang tiem an nhung rui ro
Hội thảo cơ hội đầu tư kinh doanh năm 2018

Trong 9 tháng đầu năm 2017, các doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuân tăng 23%. Trong đó, cổ phiếu đóng góp nhiều nhất, VNM tăng giá hơn 70%, nhưng lợi nhuân chỉ tăng 14%. Ông Linh cho biết, tất cả cổ phiếu vốn hóa lớn đều đóng góp giúp thị trường tăng điểm, tăng trưởng thị trường chứng khoán lớn hơn tăng lợi nhuận rất nhiều.

Mức P/E của thị trường Việt Nam đã tăng lên 19,2 lần và không còn rẻ so với thị trường trong khu vực.

Ngoài ra ông Hùng Linh cũng cho biết thêm, các cổ phiếu lên sàn đều ở mức giá khá mềm, do đó khi lên sàn giá tăng và kéo Vn-Index tăng lên.

Sóng ngân hàng nhiều năm nay luôn nằm trong sóng thị trường. Năm 2017 mức trích lập dự phòng nhiều hơn 2016, tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng năm nay chủ yếu tăng từ lãi. Năm 2018 kỳ vọng chi phí dự phòng rủi ro ít đi, giảm chi phí có nghĩa có thể giảm lãi suất cho vay.

Tăng trưởng thị trường chứng khoán liệu có bền vững?

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính, nhìn từ phía rủi ro, thị trường chứng khoán phát triển độ tăng tốt, nhưng ông không đồng ý là tăng ổn định và bền vững, thị trường vẫn còn đó nhiều rủi ro.

"Thị trường tăng điểm đột biến trong 1 quý, tiền đó ở đâu ra, trong đó khối ngoại đóng góp bao nhiêu và từ quốc gia nào".

Dòng tiền ra vào như thế nào, đến giúp xây dựng hay đến để chuộc lợi. Theo quan điểm của ông Trí Hiếu, cần có sự nghiên cứu sâu. Việt Nam hiện tại lệ thuộc nhiều vào dòng vốn nước ngoài được xem là rủi ro…

Liên quan đến các yếu tố trong nước, tăng trưởng tín dụng đang đổ vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Dòng vốn ngắn hạn đem đầu tư dài hạn, và khi dòng vốn ngừng lại sẽ dẫn đến sụp đổ.

Ông Trí Hiếu cũng cho rằng tăng trưởng vốn hiện tại đang nằm ở thị trường thứ cấp chứ không phải sơ cấp, và do đó dòng tiền không đi vào sản xuất kinh doanh. Ông cũng cho rằng, không thể loại trừ khả năng dòng tiền ở thị trường Việt nam không ổn định, từ ko ổn định chuyển sang trạng thái bong bóng rất nhanh.

Nhiều chuyên gia tại hội thảo cũng cho rằng, cần thận trọng với đà tăng bền vững của thị trường, việc tăng trưởng nóng của cho vay margin trong thời gian gần đây cũng như việc quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ sẽ dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài...

Bạch Mộc