|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

VEPR: Tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt 6,8%

16:22 | 11/07/2018
Chia sẻ
Với mức tăng trưởng tích cực 6,79% của quý II và triển vọng kinh tế nửa sau cuối năm có thể xấu hơn, tuy nhiên, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5 - 6,7% của năm 2018 vẫn khả thi.
vepr tang truong gdp nam 2018 co the dat 68 SSI Research: Tăng trưởng GDP chậm lại rõ nét
vepr tang truong gdp nam 2018 co the dat 68 GDP 6 tháng đầu năm tăng mạnh nhất 7 năm trở lại đây

Bên cạnh đó, trong bối cảnh giá thực phẩm và nhiên liệu không ngừng tăng, VEPR cho rằng để đạt được mức lạm phát bình quân năm 4% cần nỗ lực hết sức của các cấp, đặc biệt là chính sách thắt chặt tuền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Trong bối cảnh đó, VEPR dự báo tăng trưởng GDP quý III đạt 6,65%, lạm phát đạt 4,65%; tăng trưởng GDP quý IV đạt 6,55%, lạm phát đạt 4,13%. GDP cả năm 2018 đạt 6,8%. Hàm ý tăng trưởng năm sau không cao như năm nay. Đồng thời, mục tiêu giữ lạm phát ở mức 4% khó khả thi từ nay đến cuối năm, theo nhận định của Viện trưởng VEPR, ông Nguyễn Đức Thành.

vepr tang truong gdp nam 2018 co the dat 68

Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong quý II, đạt 6,79% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy không cao bằng ba quý trước đó nhưng đây là mức tăng trưởng quý II cao nhẩt trong 10 năm qua. Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của cả nền kinh tế với mức chỉ số sản xuất tăng cáo 12,7%. Ngành khai khoáng tăng trưởng âm trở lại đặt ra thách thức trong tái cơ cấu ngành từng là ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam.

Lạm phát Quý II tiếp tục gia tăng trong bối cảnh giá thực phẩm phục hồi mạnh mẽ cùng với sự gia tăng liên tục của giá nhiên liệu. Trong đó, lạm phát lõi ổn định sau khi tăng mạnh vào tháng 2, cho thấy Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng.

Thương mại Việt Nam vẫn trên đà tăng trưởng tích cực trong bôi cảnh tương đối thuận lợi của thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, độ mở kinh tế lớn ở mức trên 190% như hiện nay khiến Việt Nam chịu nhiều rủi ro nếu kinh tế toàn cầu bước vào thời kỳ suy giảm vì cuộc chiến tranh thương mại.

"Việc Mỹ áp thuế cao đối với nhiều mặt hàng của Trung Quốc có thể khiến hàng hóa nước này lan tỏa sang nhiều nước khác trong đó có Việt Nam", ông Thành nói.

Một giải pháp khả thi là các doanh nghiệp cần tập trung hơn vào thị trường nội địa với sức mua ngày càng lớn. “Nếu bỏ qua thị trường nội địa đầy tiềm năng, khả năng thua ngay trên sân nhà là rất lớn khi hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam”, VEPR nhận định.

Trong bối cảnh các ngân hàng Trung ương các nền kinh tế lớn có xu hướng thắt chặt tiền tệ cùng với nguy cơ lạm phát gia tăng mạnh trong thời gian gần, tồn tại một khả năng NHNN sẽ tăng lãi suất đồng VND để ổn định tỷ giá. Đây là một rủi ro quan trọng mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần lưu ý, vì lãi suất tăng sẽ thay đổi toàn bộ trạng thái các thị trường hiện nay.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, việc Fed thắt chặt tiền tệ và sự phá giá của đồng nhân dân tệ, ông Thành cho rằng việc tốt nhất Việt Nam có thể làm là giảm giá VND đối với USD ở mức vừa phải và thấp hơn mức giảm giá đồng nhân dân tệ so với USD. Với đặc thù là một nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc để chế biến và xuất khẩu, việc điều chỉnh tỷ giá như vậy khiến các nhà nhập khẩu nguyên liệu có lợi từ thị trường Trung Quốc, đồng thời các nhà nhập khẩu có lợi thêm từ việc xuất khẩu. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể đồng thời tận dụng hai thị trường lớn này để cải thiện tình trạng sản xuất và cán cân thương mại.

Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đồng nhân dân tệ tiếp tục phá giá và ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại Việt Nam. "Việc đồng nhân dân tệ giảm khiến giá hàng hóa từ Trung Quốc giảm và tràn về Việt Nam nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại của Việt Nam".

Xem thêm

Đức Quỳnh