Theo ông Trần Ngọc Báu, Chuyên gia Kinh tế Tài chính, CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup, việc GDP Việt Nam tăng trưởng thấp có thể sẽ kéo dài trong một đến hai năm chứ không chỉ trong một quý hay một năm.
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam dự báo, môi trường kinh tế toàn cầu thay đổi, chịu ảnh hưởng đáng kể bởi các tuyên bố về mức thuế gần đây của Mỹ và căng thẳng địa chính trị, đặt ra những thách thức lớn đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào tăng trưởng hướng đến xuất khẩu.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2025 đã có sự khởi đầu đầy lạc quan với nhiều chỉ tiêu quý I tăng cao so với cùng kỳ các năm trước như: GDP tăng 6,93%, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,8%, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 34,7%, bội thu ngân sách Nhà nước 293.000 tỷ đồng,...
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, để đạt được tăng trưởng trên 8% thì lần lượt quý II, III, và IV là 8,2%; 8,3% và 8,4%. Đây là mục tiêu rất thách thức, song Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không thay đổi mục tiêu tăng trưởng và quyết tâm phấn đấu đạt từ 8% trở lên trong năm 2025.
Các chuyên gia quốc tế dự báo GDP Việt Nam có thể giảm 0,99-5,5% từ thuế đối ứng của ông Trump và khuyến nghị nhà chức trách sớm đàm phán, đa dạng xuất khẩu.
Ngày mai (1/4), Mỹ sẽ có bản đánh giá các đối tác thương mại về vấn đề bất đối xứng trong giao thương, trong đó có Việt Nam. Theo KBSV, nếu bị áp thuế nhập khẩu đối xứng, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay có thể giảm từ 0,7 - 1,3 điểm % so với kịch bản không bị áp thuế.
Duy trì quan điểm lạc quan nhưng thận trọng về triển vọng của Việt Nam, ngân hàng UOB (Singapore) dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2025 sẽ ở mức 7%, với giả định GDP quý I đạt 7,1%
Theo TS. Cấn Văn Lực bằng mọi giá phải giữ lạm phát dưới 5% dù tăng trưởng 8% trong năm hay 10% các năm tới, bởi nếu để vượt qua mốc này sẽ dẫn đến những bất ổn về vĩ mô cũng như rất khó để kéo trở lại mức cũ.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số vào các năm tới cần một nguồn vốn đều đặn và đủ lớn. Và nếu có thể thăng hạng xếp hạng tín nhiệm quốc giá đồng thời nâng hạng thị trường chứng khoán, nguồn vốn quốc tế chắc chắn sẽ đổ vào Việt Nam.
Trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, như: CPI bình quân 2 tháng tăng 3,27% so với cùng kỳ, xuất siêu ước đạt 1,47 tỷ USD, tổng vốn FDI đạt hơn 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ.
Ngay đầu năm 2025, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể tác động tiêu cực đến kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xuất khẩu hàng hóa.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu ít nhất 30% thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hóa hoặc cắt giảm và ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ bị bãi bỏ để đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm ba nước dẫn đầu ASEAN trong ba năm tới.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong năm 2025 phải làm rất nhiều việc, trong đó phải tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8% để phải tạo đà, tạo thế, tạo lực cho những năm tới tăng trưởng hai con số. Đồng thời, phải duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045, chỉ có như vậy mới vượt qua được bẫy thu nhập trung bình.
Thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp lên hàng hoá Trung Quốc hiện đã lên tới 145%, cao hơn nhiều so với mức mà nhiều nhà kinh tế cho rằng có thể huỷ hoại thương mại Mỹ - Trung.