|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vụ bê bối LIBOR (LIBOR Scandal) là gì? Đặc điểm

10:54 | 13/05/2020
Chia sẻ
Vụ bê bối LIBOR (tiếng Anh: LIBOR Scandal), được đưa ra ánh sáng vào năm 2012, liên quan đến một kế hoạch của các chủ ngân hàng tại nhiều tổ chức tài chính lớn nhằm thao túng tỉ giá liên ngân hàng London (LIBOR) nhằm đạt được mục đích lợi nhuận.
Vụ bê bối LIBOR (LIBOR Scandal) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Shutterstock.

Vụ bê bối LIBOR

Khái niệm

Vụ bê bối LIBOR trong tiếng Anh là LIBOR Scandal.

Vụ bê bối LIBOR, được đưa ra ánh sáng vào năm 2012, liên quan đến một kế hoạch của các chủ ngân hàng tại nhiều tổ chức tài chính lớn nhằm thao túng tỉ giá liên ngân hàng London (LIBOR) nhằm đạt được mục đích lợi nhuận. 

LIBOR, được tính toán hàng ngày, là tỉ lệ phản ánh mức lãi suất mà các ngân hàng phải trả để vay tiền lẫn nhau. Nó cũng là cơ sở để xác định tỉ lệ đối với nhiều loại cho vay khác. Bằng chứng cho thấy sự thông đồng này đã diễn ra từ ít nhất là năm 2005, thậm chí có thể sớm hơn, vào năm 2003.

Các định chế tài chính bị vướng vào vụ bê bối này có Deutsche Bank, Barclays, UBS, Rabobank, HSBC, Bank of America, Citigroup, JPMorgan Chase, Bank of Tokyo Mitsubishi, Credit Suisse, Lloyds, WestLB và Royal Bank of Scotland.

Chi tiết Vụ bê bối LIBOR

Vụ bê bối LIBOR ảnh hưởng rất lớn, do LIBOR đóng vai trò trung tâm trong nền tài chính toàn cầu. LIBOR được sử dụng để xác định mọi thứ, từ lãi suất mà các tập đoàn khổng lồ sẽ trả cho các khoản vay đến lãi suất mà người tiêu dùng cá nhân sẽ trả cho các khoản thế chấp nhà hoặc các khoản vay sinh viên. Nó cũng được sử dụng trong định giá phái sinh.

LIBOR không phải là một mức lãi suất duy nhất, mà dựa trên các loại tiền tệ khác nhau và thời hạn cho vay khác nhau. Như Sàn giao dịch điểm chuẩn ICE, hiện đang điều hành LIBOR, định nghĩa: "LIBOR được lập cho 5 loại tiền (CHF, EUR, GBP, JPY và USD) và 7 kì hạn (Qua đêm, 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng , 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng) dựa trên các tham chiếu lãi suất từ 11 đến 16 ngân hàng cho mỗi loại tiền, dẫn đến 35 tỉ giá được công bố vào mỗi ngày làm việc tại London".

Trong vụ bê bối LIBOR, một số ngân hàng đã báo cáo lãi suất thấp hơn hoặc cao hơn để mang lại lợi ích cho các nhà giao dịch phái sinh của họ. Bởi vì LIBOR cũng được sử dụng như một chỉ số về năng lực tài chính của ngân hàng, một số ngân hàng có thể làm khống năng lực tài chính mạnh hơn so với thực tế bằng cách báo cáo sai lãi suất.

Sự phẫn nộ của các nhân viên ngân hàng liên quan đến vụ bê bối trở nên rõ ràng khi email và hồ sơ điện thoại được công bố trong quá trình điều tra. Bằng chứng cho thấy các nhà giao dịch công khai yêu cầu người khác thiết lập tỉ giá ở một mức cụ thể để một danh mục đầu tư cụ thể có thể sinh lãi. 

Các cơ quan quản lí ở cả Mỹ và Anh đã phạt 9 tỉ USD tiền phạt đối với các ngân hàng liên quan đến vụ bê bối, cũng như một loạt các cáo buộc hình sự. Do LIBOR được sử dụng để định giá nhiều công cụ tài chính được sử dụng bởi các tập đoàn và chính phủ, nên những tập đàon này cũng đã đệ đơn kiện, cho rằng việc ấn định lãi suất đã ảnh hưởng tiêu cực đến họ.

Sau vụ bê bối LIBOR, Cơ quan quản lí tài chính Anh (FCA) đã nhận trách nhiệm giám sát LIBOR từ Hiệp hội Ngân hàng Anh (BBA) và chuyển trách nhiệm đó cho Cơ quan quản lí điểm chuẩn ICE (IBA). IBA là một công ty con độc lập của Anh của nhà điều hành trao đổi tư nhân có trụ sở tại Mỹ tên là Intercontinental Exchange (ICE). LIBOR hiện nay thường được gọi là ICE LIBOR.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy