|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vốn đã góp (Paid-Up Capital) là gì? Đặc điểm và so sánh với vốn điều lệ

15:50 | 08/05/2020
Chia sẻ
Vốn đã góp (tiếng Anh: Paid-Up Capital) là số tiền mà một công ty nhận được từ các cổ đông để đổi lấy cổ phần.
Vốn đã góp (Paid-Up Capital) là gì? Đặc điểm và so sánh với vốn điều lệ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Company360)

Vốn đã góp

Khái niệm

Vốn đã góp hay vốn đã được huy động trong tiếng Anh là Paid-Up Capital hay Contributed Capital.

Vốn đã góp là số tiền mà một công ty nhận được từ các cổ đông để đổi lấy cổ phần.

Vốn đã góp được tạo ra khi một công ty bán cổ phần của mình trên thị trường sơ cấp trực tiếp cho các nhà đầu tư, thường thông qua đợt phát hành công khai lần đầu (IPO).

Khi cổ phiếu được mua và bán giữa các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp, không có vốn đã góp bổ sung nào được tạo ra, do tiền thu được trong các giao dịch đó được chuyển cho các cổ đông đã bán, chứ không phải chuyển cho công ty phát hành.

Đặc điểm của Vốn đã góp

Vốn đã góp được lấy từ hai nguồn tài trợ: mệnh giá cổ phiếu và vốn dư thừa.

Mỗi cổ phần của cổ phiếu được phát hành với một mức giá cơ bản, được gọi là mệnh giá. Thông thường, giá trị này khá thấp, ở Mỹ thì mệnh giá ít hơn $1.

Các nhà đầu tư trả bất kì số tiền nào vượt quá mệnh giá được coi là vốn đã góp bổ sung hoặc vốn đã góp vượt quá mệnh giá.

Trên bảng cân đối kế toán, mệnh giá của cổ phiếu phát hành được liệt kê là cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu ưu đãi trong phần vốn cổ đông.

Ví dụ: nếu một công ty phát hành 100 cổ phiếu phổ thông với mệnh giá $1 và bán chúng với giá $50 mỗi cổ phiếu, vốn chủ sở hữu của bảng cân đối kế toán cho thấy vốn đã góp tổng cộng là: $50 * 100 = $5.000, bao gồm $100 cổ phiếu phổ thông và $4.900 vốn đã góp bổ sung.

Vốn đã góp so với Vốn điều lệ

Khi một công ty muốn tăng vốn chủ sở hữu, họ không thể đơn giản bán hết phần của công ty cho người trả giá cao nhất.

Các công ty phải đề nghị được phép phát hành cổ phiếu công khai bằng cách nộp đơn cho cơ quan chịu trách nhiệm đăng kí cho các công ty tại quốc gia thành lập.

Tại Mỹ, các công ty muốn phát hành công khai thì phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) trước khi phát hành đợt chào bán công khai ban đầu (IPO).

Số vốn tối đa mà một công ty được phép huy động thông qua việc phát hành cổ phiếu được gọi vốn điều lệ (Authorized captital).

Thông thường, lượng vốn điều lệ mà một công ty đăng kí cao hơn nhiều so với nhu cầu hiện tại. Điều này được thực hiện để công ty có thể dễ dàng bán thêm cổ phiếu nếu nhu cầu về vốn chủ sở hữu tăng thêm. 

vốn đã góp chỉ được tạo ra bằng việc bán cổ phần, nên số vốn đã góp không bao giờ có thể vượt quá vốn điều lệ.

Tầm quan trọng của Vốn đã góp

Vốn đã góp đại diện cho số tiền không được vay mượn.

Một công ty đã bán tất cả các cổ phiếu có sẵn và do đó không thể tăng vốn trừ khi họ vay tiền bằng cách chấp nhận nợ. Tuy nhiên, một công ty có thể nhận được quyền bán thêm cổ phiếu.

Con số vốn đã góp của một công ty thể hiện mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động của công ty. Con số này có thể được so sánh với mức nợ của công ty để đánh giá xem công ty có sức khỏe tài chính cân bằng hay không, dựa trên hoạt động, mô hình kinh doanh và các tiêu chuẩn hiện hành của ngành.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Chứng khoán Mỹ phân hóa mạnh: Dow Jones giảm liền 8 phiên, Nasdaq Composite lại lập kỷ lục
Chứng khoán Mỹ ghi nhận kết quả trái chiều trong phiên giao dịch trước thềm cuộc họp của Fed. Nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn dắt Nasdaq Composite và S&P 500 tiếp tục đi lên, trong khi Dow Jones quay đầu giảm.