|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vận tải biển nội địa (Domestic Marine Transport) là gì?

11:59 | 08/01/2020
Chia sẻ
Vận tải biển nội địa (tạm dịch: Domestic Marine Transport) là việc vận chuyển bằng tàu biển đến các địa điểm thuộc vùng biển Việt Nam.
Vận tải biển nội địa (Domestic Marine Transport) là gì? - Ảnh 1.

Vận tải biển nội địa (Domestic Marine Transport) (Ảnh: vinalines)

Vận tải biển nội địa (Domestic Marine Transport)

Vận tải biển nội địa - danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Domestic Marine Transport.

Vận tải biển nội địa là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lí bằng tàu biển mà địa điểm nhận và địa điểm trả hàng hóa, hành khách, hành  thuộc vùng biển Việt Nam. (Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015)

Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa

1. Điều kiện về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển.

2. Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên; mức bảo lãnh tối thiểu là 500 triệu đồng Việt Nam.

3. Điều kiện về tàu thuyền: Phải có tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với qui chuẩn thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

4. Điều kiện về nhân lực

a) Người phụ trách bộ phận quản hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế;

b) Thuyền viên làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo qui định. 

Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, được cấp chứng chỉ chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải qui định; đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế qui định. (Theo Nghị định Số: 160/2016/NĐ-CP)

Cấp giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài

Thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải biển nội địa

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép vận tải biển nội địa trong các trường hợp sau đây:

a) Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hóa khác bằng tàu biển chuyên dùng; giải tỏa hàng hóa, hành khách và hành bị ách tắc tại cảng khi tàu biển Việt Nam không đủ khả năng vận chuyển;

b) Để phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.

2. Giám đốc Cảng vụ Hàng hải cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài vận chuyển hành khách, hành từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại bằng phương tiện trung chuyển của tàu khách đó.

Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa

1. Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa là 01 năm được áp dụng đối với các trường hợp như sau:

a) Tàu biển phục vụ 01 cơ sở sản xuất hàng hóa;

b) Loại tàu biển mà đội tàu biển Việt Nam chưa có.

2. Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa là 06 tháng được áp dụng đối với các loại tàu biển khác không thuộc qui định trên.

3. Trong trường hợp doanh nghiệp đề xuất thời hạn cho tàu biển nước ngoài vận tải biển nội địa, thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa được cấp theo đề nghị của doanh nghiệp nhưng không quá 01 năm đối với trường hợp qui định tại khoản 1 và không quá 06 tháng đối với trường hợp qui định tại khoản 2 Điều này.

4. Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa theo chuyến được áp dụng đối với tàu biển vận chuyển hành khách, hành từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại. (Theo Thông tư Số: 50/2016/TT-BGTVT)

Hoàng Huy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.