|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ thống kiểm soát lưu thông trên biển (Vessel Traffic Service - VTS) là gì?

11:25 | 08/01/2020
Chia sẻ
Hệ thống kiểm soát lưu thông trên biển (tiếng Anh: Vessel Traffic Service, viết tắt: VTS) là hệ thống quản lí lưu lượng giao thông tàu thuyền trên các luồng và vùng biển.
Hệ thống kiểm soát lưu thông trên biển (Vessel Traffic Service - VTS) là gì? - Ảnh 1.

Hệ thống kiểm soát lưu thông trên biển (Vessel Traffic Service - VTS) (Ảnh: kystverket)

Hệ thống kiểm soát lưu thông trên biển (Vessel Traffic Service - VTS)

Hệ thống kiểm soát lưu thông trên biển - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Vessel Traffic Service, viết tắt là VTS.

Hệ thống kiểm soát lưu thông trên biển hay còn gọi là hệ thống VTS, là một công cụ quản lí lưu lượng các phương tiện lưu thông trên các tuyến đường biển, gợi ý các tuyến đường tốt nhất, đảm bảo không gây tắc nghẽn giao thông đường biển. (Theo Marine Insight)

Thu thập và xử lí thông tin VTS

Thu thập thông tin bao gồm các thông tin báo cáo từ tàu, từ các tổ chức, cá nhân liên quan và các thông tin do hệ thống cung cấp phát hiện được trong quá trình giám sát, điều phối giao thông tàu thuyền. 

Các thông tin thu thập được gồm:

Thông tin báo cáo từ tàu trước khi vào khu vực VTS

Tên tàu, hô hiệu, mớn nước thực tế, cảng đến, các thông tin liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, ô nhiễm môi trường (nếu có).

Thông tin báo cáo từ tàu khi đến điểm báo cáo

Tên tàu, hô hiệu, các thông tin liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, ô nhiễm môi trường (nếu có).

Thông tin báo cáo từ tàu khi hoàn tất quá trình điều động

Tên tàu, hô hiệu, vị trí tàu, các thông tin liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, ô nhiễm môi trường (nếu có).

Thông tin báo cáo từ tàu trước khi điều động rời cầu, phao, điểm neo

Tên tàu, hô hiệu, mớn nước thực tế, thời gian dự kiến khởi hành, vị trí đến cuối cùng, các thông tin liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, ô nhiễm môi trường (nếu có).

Thông tin báo cáo bổ sung từ tàu

- Cháy nổ trên tàu, các vấn đề liên quan đến tai nạn đâm va, các vấn đề liên quan đến sự cố mắc cạn; bất tì khuyết, hư hỏng về thân tàu, máy, hệ thống lái, radar, la bàn, hệ thống thông tin liên lạc, neo và lỉn neo; 

- Việc thải hay rò rỉ các chất ô nhiễm ra vùng nước cảng; 

- Những tàu đang gặp khó khăn; các chướng ngại hàng hải; 

- Thiết bị trợ giúp hàng hải bị hư hỏng hoặc bị trôi dạt khỏi vị trí; 

- Bất kì sự ô nhiễm nào trong vùng nước cảng biển; 

- Bất tàu thuyền nào có thể ảnh hưởng đến hành trình của tàu thuyền khác; 

- Điều kiện thời tiết có thể gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hàng hải; 

- Những sự cố nguy hiểm khác; 

- Yêu cầu trợ giúp y tế, cứu hộ, cứu nạn (nếu có).

Thông tin do hệ thống cung cấp

- Thông tin của tàu thuyền: Tên tàu, hô hiệu, thông số thuật của tàu, hàng hóa, cảng đi, cảng đến, vận tốc, hướng di chuyển, vị trí; thông tin về hành trình của tàu;

- Thông tin của các thiết bị trợ giúp hành hải: Đăng tiêu, chập tiêu, báo hiệu hàng hải, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm v.v...

Thông tin thu thập từ các tổ chức, cá nhân liên quan

- Thông tin từ các thông báo hàng hải về thông số thuật luồng hàng hải, vùng neo, vùng qui trở, tình trạng hoạt động của các thiết bị trợ giúp hàng hải; các công trình vượt sông; các khu vực cấm, hạn chế hoạt động hàng hải, khu vực thi công công trình; khu vực tìm kiếm, diễn tập TKCN, khu vực tập trận v.v...

- Thông tin về điều kiện thời tiết, khí tượng, thủy văn.

- Thông tin kế hoạch điều động tàu hàng ngày.

- Thông tin về mức độ sẵn sàng của tàu, hoa tiêu, cầu cảng, tàu lai trước khi tàu điều động.

- Thông tin về sự cố hàng hải, tai nạn đâm va, cháy nổ, mắc cạn, ô nhiễm môi trường.

- Thông tin liên quan đến việc cầm giữ, bắt giữ, tạm giữ, thả tàu biển.

- Thông tin liên quan khác phục vụ cho việc quản , giám sát, điều phối hoạt động giao thông tàu thuyền hiệu quả. (Theo Thông tư Số: 23/2016/TT-BGTVT)

Hoàng Huy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.