Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài (Office of Foreign Assets Control - OFAC) là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn: Business 2 Community.
Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài
Khái niệm
Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài trong tiếng Anh là Office of Foreign Assets Control, viết tắt là OFAC.
Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) là một bộ phận của Kho bạc Mỹ, thực thi các biện pháp trừng phạt kinh tế và thương mại đối với các quốc gia và các nhóm cá nhân liên quan đến khủng bố, ma túy và các hoạt động gây tranh cãi khác.
Đặc điểm của Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài
OFAC thi hành các biện pháp trừng phạt dựa trên chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Mỹ. Theo cơ quan liên bang này, những chính sách này nhằm vào các quốc gia nước ngoài, những kẻ khủng bố và những kẻ buôn bán ma túy gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia hoặc nền kinh tế quốc gia. Điều này bao gồm các thực thể phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các hành động của cơ quan được ủy quyền bởi pháp luật.
OFAC cũng có thể hành động dưới quyền hạn khẩn cấp quốc gia được cấp cho Tổng thống Mỹ để thực hiện những hành động như đóng băng tài sản thuộc thẩm quyền của Mỹ.
OFAC thực hiện nhiều lệnh trừng phạt dựa trên các nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc. Các nhiệm vụ này thường được thực hiện cùng sự hợp tác với các quốc gia đồng minh. Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt và chính sách thương mại là cách để cộng đồng quốc tế thuyết phục quốc gia hoặc nhóm bị trừng phạt sửa đổi hành vi sai trái.
Các chính sách khiến cho thực thể bị xử phạt tiếp tục điều chỉnh các hoạt động hiện tại của họ thông qua xử phạt kinh tế. Điều này được thực hiện như một cách để gây áp lực cho một quốc gia phải tuân thủ luật pháp hoặc qui định nhất định, hoặc ngừng các hoạt động gây tranh cãi lại.
Ví dụ: nếu một nhóm khủng bố tài trợ cho các hoạt động của chúng thông qua một mặt hàng được bán trên thị trường quốc tế, các lệnh trừng phạt có thể được đưa ra để cắt nguồn doanh thu này. Những nỗ lực của OFAC trong lĩnh vực này có thể làm giảm khả năng của nhóm người này trong việc hỗ trợ đào tạo tân binh và mua lại vũ khí.
Nếu một quốc gia hiếu chiến xâm chiếm hoặc hỗ trợ một cuộc nổi loạn bạo lực ở một quốc gia láng giềng, hoạt động thương mại và các tài sản khác của quốc gia đó có thể bị đóng băng. OFAC sẽ chịu trách nhiệm thi hành các biện pháp trừng phạt này, điều này có thể buộc quốc gia hiếu chiến phải dừng các hành động của mình hoặc ít nhất là đồng ý đàm phán để có thể chấm dứt xung đột.
Các chương trình do OFAC quản lí đã bao gồm các lệnh trừng phạt liên quan đến Iran, Bắc Triều Tiên, Cuba, Syria và Ukraine - Nga. Cơ quan này đã có hành động chống lại các cá nhân, như buôn bán ma túy, bằng cách chặn tất cả tài sản thuộc sở hữu của những tên tội phạm đó.
(Theo Investopedia)