|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vẫn hỏi xoáy, nhưng Shark Bình bất ngờ muốn rót vốn vào cả 3 startup trong một tối của Shark Tank Việt Nam

18:30 | 13/09/2019
Chia sẻ
Doanh nhân Nguyễn Hòa Bình đề nghị rót vốn vào startup trong tập 8, mùa 3 Shark Tank Việt Nam. Nhưng chỉ một startup trong số đó đồng ý nhận vốn từ chủ tịch Tập đoàn NextTech.

Xuất hiện lần đầu tiên vào tập 6 Shark Tank mùa 3, Shark Nguyễn Hòa Bình đã để lại ấn tượng với khán giả với tư cách là "dũng sĩ" diệt startup. Ở tập 8, chính Shark Bình cũng thừa nhận anh thường xuyên "đánh đập" các startup để khiến những bạn trẻ tỉnh ngộ.

Hình ảnh đó đã không còn tiếp diễn trong tập 8. Shark Bình dù tiếp tục đem đến những câu "hỏi xoáy" cho các startup nhưng sau cùng vẫn đưa ra đề nghị đầu tư cho cả 3 dự án theo những hình thức rót vốn khác nhau.

Ngay ở đầu chương trình, chủ tịch NextTech đã muốn chốt một thỏa thận nhanh nhất lịch sử Shark Tank khi chấp nhận đồng ý đầu tư 2 tỉ vào công ty Greenjoy - startup sản xuất ống hút cỏ thay thế cho ống hút nhựa khó phân hủy.

rtet

Shark Bình muốn chốt thỏa thuận nhanh nhất Shark Tank nhưng không thành công. Ảnh: VTV

"Em không phải nói nữa, anh đầu tư luôn", Shark Bình lên tiếng ngay sau khi CEO Nguyên Võ dứt lời. Điều kiện duy nhất mà Shark Bình đưa ra là nâng tỉ lệ sở hữu của Greenjoy từ 20% lên 25% để đổi lấy 2 tỉ đồng từ "cá mập".

Nhưng với mô hình sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, Greenjoy thu hút sự chú ý của rất nhiều sự quan tâm của các "cá mập" khác, và người tỏ ra quyết liệt nhất là Shark Liên. 

Bất chấp việc giá thành của ống hút cỏ cao gấp 6 lần ống hút nhựa, và cũng bị Shark Việt và Shark Hưng từ chối vì lí do này, Nguyên Võ vẫn có tới 3 lời đề nghị trên bàn khi Shark Dũng cũng chấp nhận tham gia cuộc chơi.

Nhận ra thế yếu, Shark Bình đưa ra đề nghị 2 tỉ cho 20% cổ phần và 5% nữa nếu như chủ tịch Tập đoàn NextTech giúp Greenjoy nhanh chóng cơ giới hóa để bán ra thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, lời đề nghị đó vẫn bị từ chối khi Shark Liên mới là người chốt được thỏa thuận cùng Nguyên Võ. Nhà sáng lập ứng dụng bảo hiểm LIAN sau cùng chấp nhận 4 tỉ cho 33% cổ phần khiến Shark Bình ngậm ngùi tiếc nuối.

Tới startup mạng xã hội Liberzy, Shark Bình ban đầu tỏ ra cứng rắn khi cho rằng mô hình mạng xã hội ở Việt Nam rất khó khả thi, khi người dùng chỉ có thời gian để sử dụng một mạng xã hội duy nhất.

Cũng theo Shark Bình, người dùng mạng xã hội sẽ có xu hướng và tâm lí "khoe khoang". Do đó nếu như không lôi kéo bạn bè dùng, khả năng nhiều người dùng không tiếp tục sử dụng là rất cao.

Dù chê nhiều nhưng rất bất ngờ khi Shark Bình đồng ý nhận đầu tư vào Liberzy khi thấy có cảm tình với nhà sáng lập Đức Thắng. Ở những tập trước, Shark Bình luôn rất cân nhắc rất nhiều yếu tố khi đầu tư, thậm chí còn từng chê nhiều startup "ngáo giá" khi định giá bản thân quá cao.

ád

Shark Bình tiếp tục thất bại trong việc thuyết phục Liberzy nhận đầu tư. Ảnh: VTV

Lời đầu tư của Shark Bình đi kèm với yêu cầu Đức Thắng phải thay đổi cách thức mô hình kinh doanh. Cụ thể, mô hình mạng xã hội B2B (mạng xã hội cho doanh nghiệp) sẽ hấp dẫn hơn với khả năng thành công cao hơn.

Lời đề nghị Shark Bình đưa ra là 150.000 USD cho 40% cổ phần Liberzy. Ngoài ra, các thành viên của công ty sẽ không phải di chuyển vào TP HCM làm việc như lời đề nghị của Shark Dũng đưa ra.

Thế nhưng, một lần nữa Shark Bình lại để vuột mất hợp đồng khi Đức Thắng quyết định nhận lời đầu tư của Shark Dũng (110.000 USD cho 40%, sau đó trả 10% cho các nhà sáng lập). Nếu thất bại, Thắng sẵn sàng làm thuê cho LUXSTAY, startup mà Shark Dũng đang nắm cổ phần.

Phải đến thương vụ cuối cùng của Shark Tank tập 8, Shark Bình mới thành công trong việc thuyết phục startup nhận vốn. Startup Minh Trí với dòng sản phẩm nhà bếp mang thương hiệu Perfect là một công ty đã có doanh thu và lợi nhuận cao, nhưng đang cần vốn để gia tăng hạn mức tín dụng.

fest

Startup với dòng sản phẩm nhà bếp mang thương hiệu Perfect nhận 28 tỉ tài trợ tín dụng từ Shark Bình. Ảnh: VTV

Với tính chất là một doanh nghiệp sản xuất, tài sản và dòng tiền của công ty Minh Trí đều  thể hiện rõ ràng qua báo cáo tài chính. Do đó đây là một thế mạnh khi các Shark đầu tư vào có thể rút vốn bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, chính vì việc không nhận thấy cơ hội bùng nổ mở rộng một cách nhanh chóng, các "cá mập" đều lắc đầu từ chối nhà sáng lập Đình Minh. Shark Bình, tiếp tục gây bất ngờ khi chấp nhận rót vốn 28 tỉ cho Minh Trí.

Hình thức đầu tư của Shark Bình đến từ hình thức tài trợ tín dụng. Số vốn tài trợ chỉ sử dụng vào mục đích tăng trưởng kinh doanh. Shark Bình sẽ nhận về 1/3 lợi nhuận trong vòng 10 năm kế tiếp.

Cân nhắc 1/3 là con số quá lớn, Đình Minh và Shark Bình buộc phải đưa ra một con số phù hợp hơn và cả hai đều thống nhất ở mức 25%.

Lê Quý

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.