|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tương quan kinh tế Mỹ-Trung sau hai năm giao tranh thương mại qua 6 biểu đồ

16:44 | 02/01/2020
Chia sẻ
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bước sang năm thứ hai và gây ra tác hại ngày càng lớn đối với kinh tế hai nước, đồng thời ảnh hưởng xấu tới tâm lí doanh nghiệp toàn cầu.

CNBC đã tổng hợp 6 biểu đồ để so găng sức khỏe nền kinh tế và thị trường tài chính của hai nước trong năm qua.

Tăng trưởng GDP chậm lại

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – thước đo rộng rất về nền kinh tế - đã chậm lại ở cả Mỹ và Trung Quốc trong năm qua.

Tương quan kinh tế Mỹ-Trung sau hai năm giao tranh thương mại qua 6 biểu đồ - Ảnh 1.

Một số nhà kinh tế dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng của cả hai siêu cường kinh tế có thể tiếp tục chững lại trong năm 2020 do tranh chấp thương mại kéo dài và những thách thức từ trong nước. Diễn biến này có thể tạo thêm nhiều áp lực lên nền kinh tế toàn cầu vốn dĩ đã suy yếu.

Giá trị thương mại đi xuống

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ và Trung Quốc với toàn thế giới trong 10 tháng đầu năm 2019 đều suy giảm so với cùng kì năm trước. Theo một số chuyên gia, xu hướng này xuất hiện trên toàn cầu và bắt đầu từ trước khi có cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Tương quan kinh tế Mỹ-Trung sau hai năm giao tranh thương mại qua 6 biểu đồ - Ảnh 2.

Thâm hụt thương mại của Mỹ chủ yếu đến từ hoạt động giao thương với Trung Quốc. Mặc dù thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc đã giảm từ 344,5 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm 2018 xuống còn 294,5 tỉ USD trong 10 tháng đầu 2019, tổng thâm hụt thương mại của Mỹ thay đổi không đáng kể.

Trong khi đó, thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng lên trông thấy do nhập khẩu giảm sút.

Ngành sản xuất suy thoái

Khu vực sản xuất của Mỹ và Trung Quốc đã phải hứng chịu tác động của sự giảm tốc của nền kinh tế chung, mà một trong những nguyên nhân chính là cuộc chiến thương mại giữa hai nước.

Tương quan kinh tế Mỹ-Trung sau hai năm giao tranh thương mại qua 6 biểu đồ - Ảnh 3.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của Trung Quốc đã ở dưới ngưỡng 50 điểm trong hầu hết các tháng của năm 2019. Chỉ số PMI của Mỹ thì giảm dần đều và cũng ở dưới 50 điểm suốt từ tháng 8 tới tháng 11/2019. Theo qui ước, chỉ số PMI dưới 50 điểm cho thấy hoạt động kinh tế giảm sút so với trước.

Doanh số bán lẻ được duy trì

Chi tiêu tiêu dùng là điểm sáng hiếm hoi của nền kinh tế Mỹ-Trung trong năm 2019 nhờ được sự hỗ trợ bởi thị trường lao động tích cực.

Tương quan kinh tế Mỹ-Trung sau hai năm giao tranh thương mại qua 6 biểu đồ - Ảnh 4.

Tuy nhiên xu thế lạc quan này có thể sẽ không được duy trì trong tương lai. Một số nhà phân tích đã cảnh báo rằng nếu Mỹ tăng cường đánh thuế lên hàng hóa Trung Quốc, tiêu dùng của người dân Mỹ sẽ đi xuống. Tại Trung Quốc, giá thịt heo tăng cao đã hút hết chi tiêu cho các lĩnh vực khác.

Tiền tệ biến động trái chiều

Do nền kinh tế Mỹ tương đối ổn định và tâm lí ưa thích tài sản an toàn của nhà đầu tư, USD được mua vào khá nhiều trong năm 2019, làm giá trị của đồng bạc xanh này tăng lên.

Tương quan kinh tế Mỹ-Trung sau hai năm giao tranh thương mại qua 6 biểu đồ - Ảnh 5.

Ngược lại, các cơ quan quản lí Trung Quốc lại để cho đồng nhân dân tệ mất giá từ tháng 5 đến hết năm 2019. Sau động thái này, chính quyền Tổng thống Trump chính thức gán mác thao túng tiền tệ đối với Trung Quốc

Tuy nhiên Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng giá trị đồng nhân dân tệ phù hợp với các nhân tố kinh tế căn bản của đất nước tỉ dân.

Thị trường chứng khoán khởi sắc

Thị trường chứng khoán Mỹ năm 2019 liên tục lập đỉnh mới bất chấp lợi nhuận doanh nghiệp không mấy khả quan. Các nhân tố hỗ trợ chủ yếu là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ba lần giảm lãi suất và chiến tranh thương mại đôi lần lắng dịu.

Tương quan kinh tế Mỹ-Trung sau hai năm giao tranh thương mại qua 6 biểu đồ - Ảnh 6.

Tại Trung Quốc, việc các cổ phiếu của nước này được nâng tỉ trọng trong chỉ số tham chiếu MSCI toàn cầu giúp thị trường chứng khoán Thượng Hải ghi nhận tăng trưởng hơn 22% trong năm 2019.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Song Ngọc

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.