Từ cuộc chiến taxi truyền thống và Uber-Grab, biến động nhân sự có thể phá sản mô hình kinh doanh
'Doanh nghiệp đừng chờ có ghế trống mới lo tuyển nhân tài' | |
Đỏ mắt tìm nhân sự cấp cao cho 2018 |
Đây là một trong những nội dụng quan trọng mà ông Trần Bằng Việt, CEO Đông Á Solutions, nguyên CEO taxi Mai Linh trình bày tại buổi tọa đàm "Làm sao để bình yên trước sự biến động nhân sự?" diễn ra vào sáng 14/12 tại TP HCM.
Biến động nhân sự - thấy gì từ cuộc chiến taxi truyền thống và Uber-Grab
Khi nói về nguyên nhân biến động nhân sự, ông Bằng Việt cho biết, sự cạnh tranh về thị trường có thể dẫn đến biến động nhân sự, điển hình là sự cạnh tranh của Grab-Uber và xe taxi truyền thông hiện ngày càng tăng, vấn đề thu hút khách hàng của các hãng Taxi chủ yếu phục thuộc vào người lái xe.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, số lượng nhân viên của Tập đoàn taxi lớn nhất miền Bắc Mai Linh đã giảm khoảng 20%, tương đương 6.000 nhân viên. Trước đó, một tập đoàn vận tải taxi khác là Vinasun cũng đã phải cắt giảm 8.000 nhân viên do kinh doanh khó khăn.
Điều này sẽ gây tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, khi mà số lượng lớn nhân viên đột ngột suy giảm sẽ gây quá tải trong công việc, từ đó làm giảm năng suất hoạt động và dẫn đến sự phá sản mô hình kinh doanh.
Tọa đàm ‘Làm sao để bình yên trước sự biến động nhân sự?’ ngày 14/12 (ảnh: Thu Hà) |
Được biết, sự cạnh tranh với Uber và Grab đang khiến cho các hãng taxi truyền thống như Vinasun và Mai Linh gặp nhiều khó khăn.
Lợi nhuận thuần của Mai Linh Miền Bắc trong quý III ở mức âm 7,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ vào nguồn lợi nhuận khác bù đắp, Mai Linh Miền Bắc vẫn thu về khoản lợi nhuận sau thuế 350 triệu đồng. Bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế của Hãng taxi Vinasun trong quý III cũng giảm mạnh, chỉ đạt 47 tỷ đồng và lũy kế 9 tháng đầu năm là 146 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái công ty đạt 241 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Biến động nhân sự không phải căn bệnh mà là một hiện tượng
Ông Việt còn cho rằng, biến động nhân sự không phải là căn bệnh mà là một hiện tượng.
Để khắc phục hiện tượng này, các trưởng phòng nhân sự cần có dự phòng đội ngũ nhân sự, kế hoạch kế thừa, cố gắng khai thác các mối quan hệ và tăng cường kết nối bên trong. Trong đó, tăng cường kết nối bên trong là một yếu tố then chốt, không tốn nhiều chi phí. Theo khảo sát của ông Việt, nếu tăng 18% kết nối bên trong thì số lượng nhân sự ra đi giảm tới 40%.
Đối với lãnh đạo doanh nghiệp cần đổi môi hình kinh doanh sử dụng công nghệ, phân tán cơ sở sản xuất và thay đổi chiến lược.
Vì đâu doanh nghiệp đối diện với chuyện đi ở như cơm bữa của nhân viên
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia cho biết, hiện tượng dịch chuyển lao động tại Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017 diễn ra chủ yếu tại 3 nhóm ngành kinh tế chính: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Tỷ trọng lao động làm việc ở hầu hết các nhóm nghề đều tăng, tăng mạnh nhất là nhóm thợ lắp rắp và vận hành máy móc thiết bị, nhóm chuyên môn bậc cao, tiếp đến là lao động nghề giản đơn, tiếp đến là nhóm nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp. Các nhóm nghề cần nhiều lao động có trình độ cao hơn thì đều có số việc làm gia tăng với tốc độ cao.
Rất nhiều doanh nghiệp đối diện với chuyện đi ở như cơm bữa của nhân viên. Năng suất lao động giảm sút vì biến động nhân sự xảy ra liên tục. Nhiều năm trước, biến động nhân sự chủ yếu diễn ra trong các công ty thậm dụng lao động, nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang đối diện với câu chuyện biến động nhân sự.
Theo các chuyên gia, tỷ lệ nghỉ việc tại một doanh nghiệp ổn định ở mức 4-6% là phù hợp. Tuy nhiên khảo sát của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực, thông tin thị trường lao động TP HCM, có nhiều công ty trong các ngành như tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, hiện tượng biến động nhân sự xảy ra liên tục, tỷ lệ thôi việc ở nhiều công ty lên đến trên 10% có khi vài chục phần trăm. Điều này gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nhất là việc khó tuyển được đủ nhu cầu nhân sự chất lượng để thay thế.
Theo ông Nguyên Xuân Sơn, Trưởng phòng Dịch vụ khoán việc và Cho thuê lại lao động TP HCM của Manpower Group Việt Nam, lao động nhảy việc do nhiều nguyên nhân như trào lưu giữa các công ty, cũng có thể do ứng viên mong đợi sự linh hoạt, được trao quyền quyết định, phát triển năng lực và sáng tạo. Ngoài ra người lao động nhảy việc còn do các yêu tố mà họ cảm thấy chưa thỏa mãn liên quan đến phúc lợi, văn hóa doanh nghiệp, kế hoạch phát triển sự nghiệp.