|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đỏ mắt tìm nhân sự cấp cao cho 2018

07:33 | 09/12/2017
Chia sẻ
Thị trường lao động năm 2018 được dự báo vẫn thiếu hụt nhân sự cấp cao nên nhiều chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp nên có cách tiếp cận mới. 
do mat tim nhan su cap cao cho 2018
Đỏ mắt tìm nhân sự cấp cao cho 2018 (Ảnh minh hoạ)

Theo dự báo mới nhất được JobStreet công bố cách đây ít ngày, 3 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong năm 2018 tại Việt Nam là Sản xuất, Kinh doanh và Xây dựng - Kỹ thuật xây dựng. Thị trường nhân lực được dự báo đạt được sự tăng trưởng đáng mong đợi thời gian tới nhưng còn tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Một trong những trở ngại này chính là việc tuyển dụng được nhân lực có kỹ năng, tay nghề cao và phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp vẫn tiếp tục khó khăn. Vị trí khó tìm nhất chính là cấp giám đốc, trưởng phòng.

“Hơn 50% doanh nghiệp tham dự khảo sát tỏ ra lo lắng về khả năng tìm được ứng viên có kỹ năng tay nghề cao ở các vị trí như giám sát, chuyên viên và trưởng phòng. Những lĩnh vực đang thiếu hụt trầm trọng nguồn ứng viên có kỹ năng là xây dựng, máy tính - công nghệ thông tin và sản xuất. Đặc biệt, dựa trên cuộc khảo sát, Việt Nam là quốc gia có nhu cầu tuyển dụng những ứng viên cấp bậc quản lý chiếm tỷ lệ cao nhất”, bà Angie Phang - Giám đốc kinh doanh và điều hành khu vực Đông Nam Á của Mạng tuyển dụng SEEK Asia kiêm Tổng giám đốc JobStreet.com cho biết.

do mat tim nhan su cap cao cho 2018
'Cuộc chiến' tài năng lãnh đạo trong các doanh nghiệp ngày càng căng thẳng.

Đồng quan điểm doanh nghiệp Việt Nam đang phải đứng trước nhiều thách thức trong việc giữ chân nhân tài, nhất là các nhân lực cấp lãnh đạo, Giáo sư Rick Smith của bộ môn Quản trị Chiến lược Trường đại học quản lý công lập Singapore (SMU) khuyến nghị, doanh nghiệp Việt Nam nên có cách tiếp cận tổng thể hơn, chuyển từ việc tìm kiếm tài năng sang chủ động phát triển nhân lực.

Theo ông, các công ty phải phát triển cả hệ thống nguồn nhân lực bên trong lẫn bên ngoài để giải quyết sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhân tài ở Việt Nam. Hệ thống bên ngoài liên quan đến các nhà cung cấp tài nhân tài, đối tác, khách hàng và các bên liên quan khác để tạo ra một hệ sinh thái nhằm xây dựng và nuôi dưỡng tài năng. Hệ thống bên trong bao gồm các cấu trúc, văn hoá, lãnh đạo và quản lý nhân tài để tạo ra nguồn nhân lực to lớn cho tổ chức.

Tại buổi đối thoại "Nguồn nhân lực lãnh đạo cho tương lai" của Hội đồng Tư vấn Quốc tế trường SMU tại Việt Nam, diễn ra khi tổ chức này ra mắt hôm 9/12, nhiều chuyên gia của Hội đồng cũng khẳng định, nguồn nhân lực đang ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, các phương pháp tiếp cận mới như đề xuất của Giáo sư Rick Smith là cần thiết để mở đường cho sự thành công kinh doanh ở Việt Nam.

“Nhân tài lãnh đạo người Việt không thiếu. Hãy nhìn các tập đoàn, công ty hàng đầu hiện nay, đa số đều là người Việt Nam”, bà Tiêu Yến Trinh - Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn TalentNet, thành viên Hội đồng, lạc quan về triển vọng phát triển tài năng lãnh đạo nội địa.

Giáo Sư Arnoud De Meyer – Hiệu trưởng trường SMU lưu ý rằng, trong quá trình hội nhập quốc tế, bản thân đội ngũ nhân sự quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là nhân sự cấp trung cũng phải "thoát ly" được những tư tưởng nặng về thứ bậc và chịu khó tìm hiểu thêm nhứng biến động bên ngoài.

“Xã hội Việt Nam có sự phân cấp và dựa trên thứ bậc quá nhiều. Việc quá chú trọng thứ bậc nhiều khi cản trở sự sáng tạo. Muốn ra thị trường quốc tế thì phải thay đổi suy nghĩ, phải vượt ra ngoài rào cản này. Các cấp bậc quản lý từ cấp trung vào trau dồi thêm kỹ năng cho mình. Có một sự thật là Việt Nam là một thị trường rất lớn nhưng nhiều quản lý cấp trung tại các công ty tại Việt Nam không nắm rõ sự thay đổi của thế giới, của thị trường quốc tế như thế nào”, vị giáo sư nhận định.

do mat tim nhan su cap cao cho 2018 Bổ nhiệm nhân sự 8 Bộ, ngành

Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng ...

Viễn Thông