|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Trừng phạt thương mại (Trade sanctions) là gì?

17:31 | 18/09/2019
Chia sẻ
Trừng phạt thương mại (tiếng Anh: Trade sanctions) là một trong các biện pháp trừng phạt kinh tế, trong đó một hoặc nhiều quốc gia áp đặt các hình phạt thương mại và tài chính vào một quốc gia, tổ chức, nhóm hoặc cá nhân.
trade

Hình minh họa. Nguồn: pgw.udn.com.tw

Trừng phạt thương mại (Trade sanctions)

Trừng phạt thương mại trong tiếng Anh là Trade sanctions.

Trừng phạt thương mại là một trong các biện pháp trừng phạt kinh tế, trong đó một hoặc nhiều quốc gia áp đặt các hình phạt thương mại và tài chính vào một quốc gia, tổ chức, nhóm hoặc cá nhân. (Nguồn: Investopedia)

Lí do chính phủ áp đặt trừng phạt thương mại

- Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ: Chính phủ bảo hộ để chống lại sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu để các công ty này có thời gian phát triển để cạnh tranh với các công ty nước ngoài.

- Vấn đề an ninh quốc gia: Chính phủ bảo vệ những hàng hóa quan trọng với quốc phòng của quốc gia để đảm bảo những hàng hóa đó có sẵn trong trường hợp xảy ra xung đột.

Ngoài ra, trừng phạt thương mại dùng để trả đũa các trừng phạt thương mại của quốc gia khác; chính phủ thu thuế (như thuế đối với hàng hóa nhập khẩu); và ngăn chặn việc bán phá giá của hàng nhập khẩu.

Các loại trừng phạt thương mại

Thuế quan: Các loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu do chính phủ thu.

Thuế quan làm tăng giá cả hàng hóa nhập khẩu, giảm số lượng nhập khẩu. Do đó, các nhà sản xuất trong nước được lợi và chính phủ thu được tiền thuế quan.

Hạn ngạch: Giới hạn về số lượng nhập khẩu được phép trong một khoảng thời gian nhằm hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu.

tarrifs

Tác động của thuế quan và hạn ngạch đến cung cầu hàng hóa nội địa

Trợ cấp xuất khẩu: Là những khoản hỗ trợ của chính phủ cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu nhằm làm tăng khả năng xuất khẩu của sản phẩm.

Trợ cấp xuất khẩu làm giảm giá xuất khẩu và có lợi cho các nước nhập khẩu bằng chi phí của chính phủ nước xuất khẩu.

Yêu cầu hàm lượng nội địa: Yêu cầu về số phần trăm nội dung sản phẩm phải đến từ trong nước.

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Một quốc gia tự nguyện hạn chế số lượng hàng hóa có thể xuất khẩu, thường với hi vọng tránh thuế quan hoặc hạn ngạch do các đối tác thương mại của họ áp đặt.

Tác động của các chính sách trừng phạt thương mại

- Giảm sản lượng nhập khẩu

- Tăng giá sản phẩm nhập khẩu

- Tăng lượng cung của các sản phẩm nội địa

- Giảm thặng dư tiêu dùng

- Tăng thặng dư sản xuất

Các hiệp định thương mại

Các quốc gia thường làm giảm các rào cản thương mại bằng cách kí các thỏa thuận liên quan đến chính sách thương mại.

Các loại thỏa thuận thương mại xếp theo thứ tự mức độ hội nhập tăng dần:

1. Khu vực thương mại tự do

- Loại bỏ tất cả các rào cản liên quan đến việc xuất nhập khẩu các hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia thành viên

2. Liên minh thuế quan

- Loại bỏ tất cả các rào cản liên quan đến việc xuất nhập khẩu các hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia thành viên

- Tất cả các quốc gia áp dụng một bộ trừng phạt thương mại chung với những quốc gia không phải là thành viên

3. Thị trường chung

- Loại bỏ tất cả các rào cản liên quan đến việc xuất nhập khẩu các hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia thành viên

- Tất cả các quốc gia áp dụng một bộ trừng phạt thương mại chung với những quốc gia không phải là thành viên

- Loại bỏ tất cả các rào cản liên quan đến sự dịch chuyển lao động và tư liệu sản xuất giữa các quốc gia thành viên

4. Liên minh kinh tế

- Loại bỏ tất cả các rào cản liên quan đến việc xuất nhập khẩu các hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia thành viên

- Tất cả các quốc gia áp dụng một bộ trừng phạt thương mại chung với những quốc gia không phải là thành viên

- Loại bỏ tất cả các rào cản liên quan đến sự dịch chuyển lao động và tư liệu sản xuất giữa các quốc gia thành viên

- Các nước thành viên thiết lập các thể chế và chính sách kinh tế chung cho hiệp hội

5. Liên minh tiền tệ

- Loại bỏ tất cả các rào cản liên quan đến việc xuất nhập khẩu các hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia thành viên

- Tất cả các quốc gia áp dụng một bộ trừng phạt thương mại chung với những quốc gia không phải là thành viên

- Loại bỏ tất cả các rào cản liên quan đến sự dịch chuyển lao động và tư liệu sản xuất giữa các quốc gia thành viên

- Các nước thành viên thiết lập các thể chế và chính sách kinh tế chung cho hiệp hội

- Các quốc gia thành viên sử dụng cùng một loại tiền tệ.

(Nguồn tham khảo: Giáo trình CFA level I năm 2018, Ethical and professional standards and quantitative methods)

Tuệ Thi