|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Trách nhiệm pháp lí do vi phạm hợp đồng (Legal responsibility for violation of contract) là gì?

09:20 | 06/09/2019
Chia sẻ
Trách nhiệm pháp lí do vi phạm hợp đồng (tiếng Anh: Legal responsibility for violation of contract) là sự gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi của bên vi phạm hợp đồng đối với bên bị vi phạm.
tinngan_070916_430040957_0

Hình minh họa. Nguồn: mcnews1.media.netnews.vn

Trách nhiệm pháp lí do vi phạm hợp đồng (Legal responsibility for violation of contract)

Khái niệm

Trách nhiệm pháp lí do vi phạm hợp đồng trong tiếng Anh là Legal responsibility for violation of contract.

Trách nhiệm pháp lí do vi phạm hợp đồng (Legal responsibility for violation of contract) là sự gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi của bên vi phạm hợp đồng đối với bên bị vi phạm.

Đặc điểm

Trách nhiệm pháp lí do vi phạm hợp đồng dân sự là một dạng trách nhiệm dân sự, được áp dụng đối với bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Về bản chất, loại trách nhiệm pháp lí này có những điểm riêng so với các loại trách nhiệm dân sự khác, đó là:

- Cơ sở phát sinh trách nhiệm pháp lí do vi phạm hợp đồng trước hết là có vi phạm hợp đồng của một bên, tức là có sự vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng.

Các nghĩa vụ trong hợp đồng đã được các bên thỏa thuận trong quá trình giao kết hợp đồng. Sự vi phạm đó có thể là không thực hiện nghĩa vụ, hoặc có thực hiện nghĩa vụ những không đúng hoặc không đầy đủ.

Tuy nhiên trong một số trường hợp do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định thì bên vi phạm nghĩa vụ được miễn trách nhiệm pháp lí.

- Chủ thể gánh chịu trách nhiệm pháp lí do vi phạm hợp đồng là bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm đối với chủ thể bị vi phạm. Do địa vị pháp lí của các bên là bình đằng, nên các bên có thể thỏa thuận về hình thức trách nhiệm cũng như mức trách nhiêm trên cơ sở pháp luật. Trong trường hợp không thỏa thuận được, các bên có quyền yêu cầu một trung gian tài phán quyết định.

- Hình thức trách nhiệm pháp lí do vi phạm hợp đồng khá đa dạng. Theo qui định của pháp luật, có thể chia thành các nhóm: trách nhiệm pháp lí mang tính vật chất (tài sản) và trách nhiệm pháp lí liên quan đến việc thực hiện hợp đồng.

Các hình thức trách nhiệm này được áp dụng khi hội đủ các điều kiện nhất định. Song, cho dù áp dụng hình thức trách nhiệm pháp lí nào, cũng thể hiện sự gánh chịu các hậu quả pháp lí bất lợi của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm.

Các hình thức trách nhiệm pháp lí do vi phạm hợp đồng

Thứ nhất, các hình thức trách nhiệm liên quan đến việc thực hiện hợp đồng

Trên cơ sở qui định của pháp luật, các bên có thể áp dụng các hình thức trách nhiệm sau:

- Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng

- Buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Thứ hai, phạt vi phạm hợp đồng

Trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng là một trong các hình thức trách nhiệm pháp lí mang tính vật chất. Hình thức trách nhiệm này chỉ được áp dụng khi có đủ hai loại điều kiện sau:

+ Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng

+ Một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.

Thứ ba, bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định khi sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của một bên đã gây ra thiệt hại về vật chất cho bên kia. Vì vậy, để áp dụng loại trách nhiệm pháp lí này phải có đủ ba điều kiện sau:

+ Một bên đã vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng

+ Xác định được thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm

+ Sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của một bên là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Tài chính)

T.H

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.