|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tổng chi phí (Total cost) là gì? Đặc điểm và đồ thị biểu diễn

21:58 | 15/09/2019
Chia sẻ
Tổng chi phí (tiếng Anh: Total cost) là một thước đo chi phí sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nhất định mà doanh nghiệp phải bỏ ra hay gánh chịu.
9267819

Hình minh họa (Nguồn: investmentnews)

Tổng chi phí 

Khái niệm

Tổng chi phí trong tiếng Anh gọi là: Total cost.

Tổng chi phí để sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nhất định là toàn bộ chi phí tối thiểu mà doanh nghiệp phải bỏ ra hay gánh chịu khi sản xuất khối lượng hàng hóa trên, trong một điều kiện kĩ thuật hay công nghệ nhất định.

Khi đề cập đến chữ "toàn bộ" trong khái niệm "tổng chi phí", người ta muốn gộp tất cả các chi phí riêng biệt, bộ phận có liên quan đến việc tạo ra một mức sản lượng hàng hóa nhất định lại với nhau. Điều đó cho ta hình dung được qui mô thực sự của những phí tổn mà doanh nghiệp phải gánh chịu. 

Tuy nhiên, khi định nghĩa tổng chi phí, trong kinh tế học người ta chỉ quan tâm đến các mức chi phí "tối thiểu", hiểu theo nghĩa là các mức chi phí thấp nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được trong một điều kiện kĩ thuật hay công nghệ đã biết. 

Để tạo ra một mức sản lượng nhất định, ngay cả trong một điều kiện công nghệ nhất định, người ta vẫn có thể bỏ ra các mức chi phí khác nhau. 

Một người thợ may cẩu thả, tay nghề kém có thể cần tới 3 mét vải mới may nổi một chiếc áo sơ mi, trong khi đó, người khác chỉ cần tới 2 mét. 

Tuy nhiên, với một giới hạn nhất định về điều kiện kĩ thuật, để tạo ra một sản lượng nhất định về một loại hàng hóa nào đó, cần phải bỏ ra một chi phí tối thiểu nào đó. 

Khi giả định rằng, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, chúng ta ngầm định rằng, nó sẽ cố gắng đạt đến mức chi phí tối thiểu do chính phương diện kĩ thuật qui định này. Ở đây, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến các quyết định thuần túy về phương diện kinh tế mà các doanh nghiệp phải lựa chọn. 

Ứng với một mức sản lượng, có một mức tổng chi phí. Khi cần sản xuất ra một lượng đầu ra lớn hơn, doanh nghiệp cần phải bỏ ra nhiều chi phí hơn. Vì thế cần coi tổng chi phí là một hàm số của sản lượng: TC = TC(q)

Trong đó, TC là kí hiệu của tổng chi phí, q biểu thị mức sản lượng đầu ra. Hàm tổng chi phí là một hàm đồng biến, thể hiện sự vận động cùng chiều của sản lượng và mức tổng chi phí. 

Đường tổng chi phí điển hình thường được xem là một đường cong bậc ba, mà phương trình tổng quát của nó có dạng:

TC

Tổng cầu

Hình 1: Đường tổng chi phí

Khi sản lượng còn nhỏ hơn sản lượng q*, tốc độ tăng của sản lượng sẽ lớn hơn tốc độ tăng của tổng chi phí. Khi sản lượng lớn hơn q*, tốc độ tăng của sản lượng sẽ nhỏ tốc độ tăng của tổng chi phí.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Vi mô, PGS.TS. Phí Mạnh Hồng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội)

Tuyết Nhi