|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tốc độ hoàn thành mục tiêu (Run Rate) là gì? Những rủi ro khi sử dụng

15:04 | 01/07/2020
Chia sẻ
Tốc độ hoàn thành mục tiêu (tiếng Anh: Run Rate) đề cập đến hiệu suất tài chính của một công ty được tính toán dựa trên việc sử dụng thông tin tài chính hiện tại để dự đoán về hiệu suất trong tương lai.
Tốc độ hoàn thành mục tiêu (Run Rate) là gì? Những rủi ro khi sử dụng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Rocks Digital

Tốc độ hoàn thành mục tiêu 

Khái niệm

Tốc độ hoàn thành mục tiêu trong tiếng Anh là Run Rate.

Tốc độ hoàn thành mục tiêu đề cập đến hiệu suất tài chính của một công ty được tính toán dựa trên việc sử dụng thông tin tài chính hiện tại để dự đoán về hiệu suất trong tương lai. 

Nó có chức năng ngoại suy hiệu suất tài chính trong thời điểm hiện tại và giả định rằng những điều kiện hiện tại sẽ tiếp tục được tiếp diễn. 

Tốc độ hoàn thành mục tiêu cũng có thể liên quan đến độ pha loãng trung bình hàng năm từ các quyền chọn cổ phiếu của công ty, trong khoảng thời gian là ba năm gần nhất được ghi nhận.

Xét đến điều kiện ngoại suy về hiệu suất trong tương lai, tốc độ hoàn thành mục tiêu sẽ lấy thông tin về hiệu suất ở thời điểm hiện tại và mở rộng nó ra trong một khoảng thời gian dài hơn. 

Ví dụ, nếu một công ty có doanh thu 100 triệu đô la trong quí gần nhất, CEO có thể suy luận rằng, dựa trên quí gần nhất, công ty đang hoạt động với tốc độ hoàn thành mục tiêu là 400 triệu đô la. Khi dữ liệu được sử dụng để tạo ra một sự suy đoán về hiệu suất tiềm năng hàng năm, quá trình đó sẽ được gọi là niên hóa (annualizing).

Tốc độ hoàn thành mục tiêu được dùng cho việc gì?

Một tốc độ hoàn thành mục tiêu có thể hữu ích trong việc tạo ra các ước tính về hiệu suất đối với các công ty hoạt động trong những khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như dưới một năm. Điều này có thể đặc biệt đúng đối với một doanh nghiệp đang trải qua quí có lợi nhuận đầu tiên. Ngoài ra, tốc độ hoàn thành mục tiêu cũng có thể hữu ích trong trường hợp một hoạt động kinh doanh cơ bản của một doanh nghiệp bị thay đổi theo một cách nào đó, đã được dự đoán từ trước là sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hiệu suất trong tương lai của doanh nghiệp đó.

Những rủi ro khi sử dụng Tốc độ hoàn thành mục tiêu

Tốc độ hoàn thành mục tiêu có thể là một số liệu mang tính chất lừa dối, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp thời vụ. Một ví dụ về điều này là một nhà bán lẻ kiểm tra lợi nhuận của mình sau kì nghỉ đông, vì đây là thời điểm nhiều nhà bán lẻ có được doanh số bán hàng cao hơn. Nếu thông tin dựa trên doanh số bán hàng mùa lễ được sử dụng để tạo ra tốc độ hoàn thành mục tiêu thì những ước tính về hiệu suất trong tương lai có thể bị thổi phồng.

Ngoài ra, tốc độ hoàn thành mục tiêu thường chỉ dựa trên phần lớn là những dữ liệu mới nhất và có thể không bù đắp một cách chính xác cho các thay đổi bất thường nên nó có thể tạo ra một bức tranh tổng thể không chính xác. Ví dụ, một số nhà sản xuất công nghệ như là Apple và Microsoft sẽ có doanh thu cao hơn khi mới phát hành ra một sản phẩm mới. Chỉ sử dụng dữ liệu ngay sau giai đoạn phát hành một sản phẩm lớn có thể dẫn đến việc dữ liệu bị sai lệch.

Hơn nữa, tốc độ hoàn thành mục tiêu cũng không phản ánh chính xác cho việc bán hàng mang tính chất doanh số lớn và chỉ xảy ra một lần. Ví dụ, nếu nhà sản xuất giành được một hợp đồng thanh toán trước lớn, điều này có thể dẫn tới doanh thu tăng đột biến trong bất cứ thời điểm nào.

(Theo Investopedia)

Lê Huy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.