|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Doanh thu trên mỗi nhân viên (Revenue Per Employee) là gì? Những yếu tố tác động

08:48 | 30/06/2020
Chia sẻ
Doanh thu trên mỗi nhân viên (tiếng Anh: Revenue Per Employee) là một tỉ lệ quan trọng để tính số lượng tiền mà mỗi nhân viên tạo ra cho công ty đó.
Doanh thu trên mỗi nhân viên (Revenue Per Employee) là gì? Những yếu tố tác động - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Bonusly blog

Doanh thu trên mỗi nhân viên

Khái niệm

Doanh thu trên mỗi nhân viên trong tiếng Anh là Revenue Per Employee.

Doanh thu trên mỗi nhân viên là một tỉ lệ quan trọng để tính số lượng tiền mà mỗi nhân viên tạo ra cho công ty đó. Doanh thu trên mỗi nhân viên được tính bằng tổng doanh thu của một công ty chia cho số lượng nhân viên hiện tại của công ty. 

Doanh thu trên mỗi nhân viên là một công cụ phân tích mang ý nghĩa quan trọng bởi vì nó đo lường mức độ hiệu quả của một công ty cụ thể trong việc sử dụng chính nhân viên của mình. Một công ty muốn có tí lệ doanh thu trên mỗi nhân viên cao nhất có thể bởi vì tỉ lệ này cao phản ánh năng suất lao động cao. 

Doanh thu trên mỗi nhân viên cũng cho thấy rằng một công ty đang sử dụng nguồn lực của mình một cách khôn ngoan bằng cách phát triển những người lao động trong đó. Các công ty có tỉ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên cao thường là các công ty làm ăn có lãi.

Những yếu tố tác động đến tỉ lệ Doanh thu trên mỗi nhân viên

Lĩnh vực hoạt động của công ty

Bởi vì nhu cầu lao động khác nhau giữa các ngành nên tỉ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên có ý nghĩa nhất khi so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành, đặc biệt là với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tỉ lệ này sẽ có ít giá trị nếu xét ngoài bối cảnh đó.

Ví dụ, ngành ngân hàng thường có có tỉ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên cao. Các lãnh đạo ngân hàng thường muốn so sánh tỉ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên của ngân hàng mình với các ngân hàng khác.

Trong khi đó, các công ty trong các ngành sử dụng nhiều lao động như nông nghiệp và nhà hàng - khách sạn thường có tỉ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên thấp hơn so với các công ty đòi hỏi ít lao động.

Tỉ lệ thôi việc của nhân viên:

Doanh thu trên mỗi nhân viên bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ nhân viên nghỉ việc của công ty. Trong đó tỉ lệ thôi việc được xác định là tỉ lệ phần trăm của tổng lực lượng lao động tự nguyện rời khỏi (hoặc bị sa thải) mỗi năm và phải được thay thế. Tỉ lệ nghỉ khác với sự hao mòn lao động. Sự hao mòn lao động đề cập đến những người lao động đã nghỉ hưu hoặc có công việc bị loại bỏ vì việc giảm biên chế của công ty.

Tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên thường khiến cho một công ty phải phỏng vấn, thuê và đào tạo nhân viên mới. Trong các qui trình nhập môn này, các công ty thường trở nên kém năng suất hơn vì các công nhân hiện tại có thể cần phải chỉ bảo cho một nhân viên mới và chia sẻ một phần khối lượng công việc.

Độ tuổi của công ty

Các công ty trẻ đang tuyển dụng để lấp đầy các vị trí chủ chốt có thể có doanh thu tương đối nhỏ. Các công ty như vậy dường như có tỉ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên thấp hơn so với các công ty được thành lập lâu năm, có doanh thu ổn định.

(Theo Investopedia)

Lê Huy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.