|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tổ chức không gian kinh tế-xã hội (Organizing socio-economic space) là gì?

10:33 | 27/11/2019
Chia sẻ
Tổ chức không gian kinh tế-xã hội (tiếng Anh: Organizing socio-economic space) là sự "sắp xếp" và "phối hợp" các đối tượng trong một mối quan hệ liên ngành, liên vùng để nâng cao mức sống cho dân cư và bảo đảm sự phát triển bền vững của một lãnh thổ.
DpAbQdgUYAUK0Q4

Hình minh họa (Nguồn: geog.ufl.edu)

Tổ chức không gian kinh tế-xã hội

Khái niệm

Tổ chức không gian kinh tế-xã hội hay Tổ chức lãnh thổ trong tiếng Anh tạm dịch là: Organizing socio-economic space.

Tổ chức không gian kinh tế-xã hội là sự "sắp xếp" và "phối hợp" các đối tượng trong một mối quan hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lí kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ tạo dựng.

Để mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao và nâng cao mức sống cho dân cư và bảo đảm sự phát triển bền vững của một lãnh thổ.

Các nguyên tắc chung về phân bố sản xuất theo không gian lãnh thổ 

1. Nguyên tắc gần tương ứng

Các ngành các cơ sở sản xuất cần bố trí gần tương ứng với nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, lao động và gần thị trương tiêu thụ. 

- Lợi ích: 

+ Giảm chi phí vận tải, giảm giá thành qua đó gia tăng khả năng cạnh tranh;

+ Sử dụng tốt tiềm lực của địa phương;

+ Tăng năng suất lao động trực tiếp và năng suất lao động xã hội. 

2. Nguyên tắc cân đối lãnh thổ

Tổ chức sản xuất cân đối theo lãnh thổ nghĩa là tổ chức phù hợp với điều kiện của từng vùng trong từng giai đoạn phát triển kinh tế.

- Lợi ích : 

+ Sử dụng mọi nguồn lực của mọi vùng đất nước, gia tăng hợp lí của của cải vật chất tinh thần cho xã hội;

+ Mở rộng liên kết giữa các vùng, mở rộng thị trường tiêu thụ;

+ Điều hòa phân bố nhân khẩu;

+ Giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển của các vùng. Tạo điều kiện phát triển ổn định và bền vững cho nền kinh tế vùng và cả nước. 

3. Nguyên tắc kết hợp ngành và lãnh thổ 

Kết hợp nông nghiệp-công nghiệp, thành thị-nông thôn

- Lợi ích: 

+ Công nghiệp sẽ được cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, lao động... đồng thời sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, máy móc, vật tư, phân bón...

+ Nông nghiệp sẽ có điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp vì vậy giảm bớt rủi ro, mở rộng thị trương tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

+ Nếu kết hợp nông nghiệp-công nghiệp sẽ tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, nâng cao mức sống dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng, thành thị hóa nông thôn, giảm bớt sự cách biệt thành thị-nông thôn.

4. Nguyên tắc kết hợp chuyên môn hóa và đa dạng hóa vùng 

- Lợi ích: tận dụng toàn bộ nguồn lực của vùng (lợi thế đặc biệt, lợi thế nhỏ) vào sự phát triển bền vững, ổn định có hiệu quả cao. 

5. Nguyên tắc phát triển kinh tế và bảo vệ quốc phòng

- Lợi ích hạn chế khả năng tấn công của địch, bảo vệ các thành quả kinh tế, duy trì sản xuất. 

6. Nguyên tắc tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường

- Lợi ích: tạo điều kiện phát triển bền vững.  

7. Nguyên tắc mở và hội nhập

- Lợi ích: Do cơ cấu nguồn lực mỗi nước, mỗi vùng khác nhau và thường không đầy đủ vì vậy nếu mở rộng liên kết kinh tế sẽ giúp bổ sung nguồn lực và phát huy nguồn lực sẵn có ở địa phương, đồng thời cũng cũng tăng cường giao lưu văn hóa, khoa học kĩ thuật, mở rộng thị trường tiêu thụ.

(Tài liệu tham khảo: Địa lí Kinh tế, Trường Đại học Lâm Nghiệp)


Tuyết Nhi

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.