Tổ chức hoạt động quản trị kinh doanh xây dựng là gì? Khái niệm và sơ đồ cấu trúc
Hình minh họa (Nguồn: Freshbooks)
Tổ chức hoạt động quản trị kinh doanh xây dựng
Tổ chức hoạt động QTKDXD là sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân, quá trình và những hoạt động trong doanh nghiệp xây dựng gắn liền với môi trường kinh doanh bên ngoài nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp xây dựng.
Tổ chức hoạt động QTKDXD gồm hai phần:
- Tổ chức cơ cấu (phần tĩnh): bao gồm cơ cấu tổ chức của chủ thể quản lí và cơ cấu công việc sản xuất kinh doanh (đối tượng quản trị).
- Tổ chức quá trình (phần động): bao gồm quá trình quản trị của chủ thể quản trị và quá trình công việc sản xuất kinh doanh của đối tượng bị quản trị.
Sơ đồ cấu trúc của hệ thống sản xuất - kinh doanh xây dựng
Sơ đồ này có thể diễn tả ở hình 1 và hình 2
Hình 1: Hệ thống sản xuất - Kinh doanh xây dựng
Hình 2: Hệ thống sản xuất - kinh doanh xây dựng theo quan điểm của điều khiển học
Tổ chức bộ phận chủ thể quản trị doanh nghiệp xây dựng
A. Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp xây dựng
1. Tổ chức cơ cấu bộ máy quản trị DNXD
Trong xây dựng cũng áp dụng các kiểu tổ chức cơ cấu bộ máy quản trị như:
+ Cơ cấu trực tuyến
+ Cơ cấu quản trị theo chức năng
+ Cơ cấu quản trị trực tuyến - chức năng kết hợp
+ Cơ cấu quản trị trực tuyến - tham mưu
+ Cơ cấu quản trị theo kiểu ma trận
+ Cơ cấu khung
2. Các chức năng quản trị kinh doanh
a) Chức năng quản trị trung tâm: quyết định
b) Chức năng quản trị công việc sản xuất - kinh doanh xây dựng, gồm:
- Các chức năng theo giai đoạn tác động:
+ Chức năng định hướng
+ Chức năng tổ chức thực hiện
+ Chức năng chỉ đạo điều hành thực hiện
+ Chức năng kiểm tra, tổng kết
- Các chức năng theo nội dung công việc tác động
+ Chức năng quản trị các hoạt động thị trường và marketing như: xác định thị trường, đấu thầu xây dựng, cung ứng đầu vào cho quá trình xây dựng, quảng cáo, tiếp xúc...
+ Chức năng quản trị sản xuất xây dựng, bao gồm cả việc nghiên cứu công nghệ xây dựng và kiểm tra chất lượng xây dựng.
+ Chức năng quản trị hoạt động tài chính.
c) Chức năng quản trị nhân sự
Chức năng này gồm các công việc tuyển chọn, phân công công việc, kích thích, kiểm tra, bồi dưỡng người lao động về mọi mặt...
3. Cán bộ quản trị kinh doanh xây dựng
Cán bộ QTKDXD gồm có:
a) Theo cấp bậc được chia ra:
- Cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nằm trong hội đồng quản trị.
- Cán bộ điều hành nằm trong ban giám đốc.
- Cán bộ thừa hành gồm các chuyên viên, chuyên gia và nhân viên.
b) Theo chủng loại bao gồm:
- Cán bộ kĩ thuật thuộc ngành xây dựng và các ngành liên quan.
- Kiến trúc sư.
- Cán bộ giám định.
- Cán bộ kinh tế tài chính thuộc ngành xây dựng và một số ngành liên quan.
- Cán bộ thuộc ngành luật và một số ngành khác.
Nhà nước đã ban hành pháp lệnh về công chức, ban hành tiêu chuẩn của công chức các loại và các ngạch bậc tương ứng.
B. Tổ chức quá trình quản trị kinh doanh xây dựng
1. Tổ chức quá trình quản trị trung tâm: Quyết định
a) Giai đoạn hinhg thành quyết định, bao gồm các công việc thu thập thông tin, xây dựng các phương án và lựa chọn phương án tốt nhất.
b) Giai đoạn thực hiện quyết định.
c) Giai đoạn kiểm tra tổng kết
2. Tổ chức quá trình quản trị công việc kinh doanh
Quá trình này gồm các giai đoạn:
a) Xác định phương hướng, mục tiêu, chiến lược và kế hoạch xây dựng.
b) Xác định phương án tổ chức thực hiện, gồm tổ chức cơ cấu và tổ chức quá trình.
c) Chỉ đạo điều hành thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh.
d) Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch.
e) Hạch toán và tổng kết.
3. Tổ chức quá trình quản trị nhân sự
a) Tuyển chọn cán bộ hoặc lao động.
b) Phân công sử dụng, bào gồm cả công việc kiểm tra, động viên và kích thích.
c) Duy trì và phát triển con người lao động về mặt tinh thần, nghề nghiệp cũng như về mặt vật chất thông qua chế độ lương và các chính sách xã hội.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản lí nhà nước về Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong xây dựng, NXB Xây Dựng)