Tổ chức đảm bảo vốn lưu động là gì?
Hình minh họa (Nguồn: anglicanjournal)
Tổ chức đảm bảo vốn lưu động
Khái niệm
Tổ chức đảm bảo vốn lưu động hay Tổ chức bảo toàn vốn lưu động là đảm bảo duy trì được giá trị thực của vốn lưu động ở thời điểm hiện tại so với lượng vốn ban đầu.
Do đặc điểm của vốn lưu động là luân chuyển nhanh, chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm nên nội dung bảo toàn vốn chủ yếu là bảo toàn về mặt giá trị.
Sự cần thiết phải tổ chức đảm bảo vốn lưu động
- Hàng hoá ứ đọng kém, mất phẩm chất không phù hợp thị hiếu nên không tiêu thụ được hoặc bán giá nhỏ hơn giá thành
- Sự rủi ro bất thường xảy ra trong kinh doanh, thua lỗ kéo dài dẫn đến không bù đắp đủ chi phí
- Nền kinh tế có lạm phát, giá cả tăng nhanh nên sau mỗi vòng luân chuyển, vốn lưu động của doanh nghiệp bị mất dần do tốc độ trượt giá
- Vốn lưu động trong thanh toán bị chiếm dụng lẫn nhau, kéo dài với số lượng lớn khi đồng tiền dần dần bị mất giá
- Bảo toàn vốn lưu động thực chất là bảo đảm cho số vốn cuối kì mua đủ một lượng vật tư, hàng hoá tương đương với đầu kì khi giá cả tăng.
Biện pháp tổ chức đảm bảo vốn lưu động
- Định kì phải tiến hành kiểm kê đánh giá và đánh giá lại vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn thanh toán để xác định vốn hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở kiểm kê, đánh giá vật tư hàng hoá mà đối chiếu với số liệu sổ sách kế toán để điều chỉnh cho hợp lí.
- Các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh, bảo toàn vốn ngay trong quá trình kinh doanh trên cơ sở có sự thay đổi về giá do nhà nước quyết định điều chỉnh (doanh nghiệp nhà nước).
- Giải quyết những vật tư ứ đọng kém, mất phẩm chất, theo chế độ tài chính hiện hành (gắn với trách nhiệm vật chất).
- Có biện pháp tích cực để thu hồi nợ nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
- Dành một phần lợi nhuận để bù đắp trượt giá tránh bị mất vốn.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, Nguyễn Văn Sang, Trường Đại học Đông Đô)