|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phân tích đề xuất (Prescriptive Analytics) là gì? Ưu và nhược điểm của phân tích đề xuất

16:06 | 09/10/2019
Chia sẻ
Phân tích đề xuất (tiếng Anh: Prescriptive Analytics) dựa trên năng lực của các chương trình máy tính, ví dụ như trí tuệ nhân tạo để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về các hành động cần được thực hiện.
Prescriptive-Analytics

Hình minh họa. Nguồn: algo.com

Phân tích đề xuất

Khái niệm

Phân tích đề xuất trong tiếng Anh là Prescriptive Analytics.

Phân tích đề xuất là một dạng của phân tích dữ liệu, sử dụng công nghệ để giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn thông qua phân tích dữ liệu thô. 

Cụ thể, phân tích đề xuất sử dụng thông tin về các tình huống có thể xảy ra, các tài nguyên có sẵn, hiệu suất trong quá khứ và hiệu suất hiện tại, và đề xuất một chiến lược hoặc quá trình hành động. Phân tích đề xuất có thể được sử dụng để đưa ra quyết định cho cả quyết định trước mắt và quyết định trong lâu dài.

Phân tích đề xuất sử dụng các ước tính của phân tích dự đoán về những gì có thể xảy ra để đề xuất những hành động nên thực hiện.

Các phân tích đề xuất dựa trên các kĩ thuật trí tuệ nhân tạo - khả năng của chương trình máy tính, mà không cần thêm các yếu tố đầu từ con người, để có thể hiểu dữ liệu mà nó thu được, song song với việc không ngừng thích nghi và tiến bộ. 

Ưu và nhược điểm của phân tích đề xuất

Phân tích đề xuất có thể vượt qua sự lộn xộn của những điều không chắc chắn hiện tại và các điều kiện thay đổi, giúp ngăn ngừa gian lận, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả, đáp ứng mục tiêu kinh doanh và tạo ra nhiều khách hàng trung thành hơn.

Tuy nhiên, phân tích đề xuất không phải là hoàn hảo và chỉ hiệu quả nếu các tổ chức sử dụng nó đặt ra những câu hỏi đúng và biết cách phản ứng với những câu trả lời đó. Nếu các giả định đầu vào không hợp lệ, kết quả đầu ra sẽ không chính xác.

Tuy nhiên, khi được sử dụng một cách hiệu quả, phân tích đề xuất có thể giúp các tổ chức đưa ra quyết định dựa trên các sự kiện được phân tích kĩ càng thay vì đưa ra các kết luận thiếu hiểu biết dựa theo bản năng thuần túy.

Phân tích đề xuất có thể cho biết xác suất của từng loại kết quả khác nhau, giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro và sự không chắc chắn mà họ gặp phải so với mức trung bình. Các tổ chức có thể hiểu rõ hơn về khả năng xảy ra các tình huống xấu nhất và lên kế hoạch cho phù hợp.

Ví dụ về phân tích đề xuất

Các doanh nghiệp sử dụng nhiều dữ liệu và các cơ quan chính phủ có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng các phân tích đề xuất, ví dụ như các doanh nghiệp hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khỏe, nơi mà các chi phí để giải quyết lỗi phát sinh từ yếu tố con người trong các lĩnh vực này khá cao.

Phân tích đề xuất có thể được sử dụng để đánh giá liệu một sở cứu hỏa địa phương có nên yêu cầu người dân sơ tán khỏi một khu vực cụ thể khi một đám cháy đang diễn ra gần đó hay không. 

Nó cũng có thể được sử dụng để dự đoán liệu một bài viết về một chủ đề cụ thể sẽ được nhiều độc giả quan tâm không, dựa trên dữ liệu về tìm kiếm và chia sẻ trên mạng xã hội cho các chủ đề liên quan. 

Một cách sử dụng khác của phân tích đề xuất có thể là điều chỉnh chương trình đào tạo công nhân theo thời gian thực dựa trên sự phản ứng của người lao động với từng bài học.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.