|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kết cấu tài sản cố định (Fixed asset structure) là gì? Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng

22:07 | 09/10/2019
Chia sẻ
Kết cấu tài sản cố định (tiếng Anh: Fixed asset structure) là tỉ trọng giữa nguyên giá từng loại TSCĐ trong tổng nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định.
Fixed-Asset-Registers

Hình minh họa (Nguồn: wessels-accounting)

Kết cấu tài sản cố định

Khái niệm

Kết cấu tài sản cố định trong tiếng Anh tạm dịch là: Fixed asset structure.

Kết cấu TSCĐ là tỉ trọng giữa nguyên giá từng loại tài sản cố định trong tổng nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định. 

Đặc điểm 

Kết cấu TSCĐ giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một ngành sản xuất cũng không hoàn toàn giống nhau. 

Sự khác biệt hoặc biến động của kết cấu TSCĐ trong từng ngành sản xuất và trong từng doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong các thời kì khác nhau chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. 

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu TSCĐ

Kết cấu TSCĐ chịu ảnh hưởng của các nhân sau đây: 

- Tính chất sản xuất và đặc điểm qui trình công nghệ: 

+ Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo thì tỉ trọng máy móc, thiết bị thường chiếm tỉ trọng cao

+ Ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến sữa, dầu ăn, chế biến hoa quả thường tỉ trọng máy móc thiết bị thấp hơn.... 

- Trình độ trang bị kĩ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Đối với doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao thì máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn, nhà cửa thường chiếm tỉ trọng thấp. Còn các doanh nghiệp có trình độ kĩ thuật thấp thì ngược lại. 

- Loại hình tổ chức sản xuất: Doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền thì công cụ vận chuyển nội bộ chiếm tỉ trọng thấp, nhưng kết cấu về máy móc thiết bị lại chiếm tỉ trọng cao. 

Ngược lại đối với các doanh nghiệp không tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền thì công cụ vận chuyển chiếm tỉ trọng cao, máy móc thiết bị lại chiếm tỉ trọng thấp.

Giải thích thuật ngữ liên quan:

Tài sản cố định là những tư liệu lao động thỏa mãn đồng thời ba điều kiện:

(1) Có giá trị lớn

(2) Thời gian sử dụng dài

(3) Trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là tư liệu lao động

Theo thông tư 45/2013/TT-BTC, các tư liệu lao động được coi là tài sản cố định phải có giá trị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng trên một năm. Các tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn trên được gọi là các công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, Nguyễn Văn Sang, Trường Đại học Đông Đô)

Tuyết Nhi