|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tiêu thụ dưới mức (Underconsumption) là gì? Sự khác biệt với lí thuyết Keynes

11:00 | 01/11/2019
Chia sẻ
Tiêu thụ dưới mức (tiếng Anh: Underconsumption) là một lí thuyết kinh tế cho rằng thiếu hụt nhu cầu của người tiêu dùng sẽ dẫn đến suy thoái trong kinh doanh.
callahuang

Hình minh họa

Tiêu thụ dưới mức

Khái niệm

Tiêu thụ dưới mức trong tiếng Anh là Underconsumption.

Tiêu thụ dưới mức là việc mua hàng hóa và dịch vụ ở mức độ thấp hơn nguồn cung sẵn có.

Tiêu thụ dưới mức là một lí thuyết kinh tế đề cập đến suy thoái và đình trệ kinh tế. Theo lí thuyết này, nhu cầu không tương xứng của người tiêu thụ với sản lượng của một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể dẫn đến tình trạng tiêu thụ dưới mức.

Các lí thuyết tiêu thụ dưới mức đã tồn tại hàng trăm năm và phần lớn bị thay thế bởi kinh tế học Keynes hiện đại và lí thuyết về tổng cầu.

Ví dụ về tiêu thụ dưới mức

Một ví dụ về tiêu thụ dưới mức là ngành công nghiệp ô tô trong cuộc Đại Khủng hoảng. Trong những năm 1920, thu nhập khả dụng tăng và ô tô có giá phù hợp hơn với khả năng chi trả của nhiều người, dẫn đến việc nhiều người mua xe hơn. Nhu cầu gia tăng dẫn đến việc tạo ra một số lượng lớn các đại lí và nhà sản xuất ô tô độc lập.

Khi thị trường chứng khoán sụp đổ và ảnh hưởng của cuộc Đại Khủng hoảng xảy ra, nhiều người Mỹ đã thất nghiệp và gặp rắc rối về tài chính, dẫn đến sức mua ít hơn cho ô tô và dư thừa nguồn cung. Do nhu cầu cho ô tô giảm mạnh, nhiều nhà sản xuất độc lập đã buộc phải ngứng kinh doanh.

Sự khác biệt giữa lí thuyết tiêu thụ dưới mức và lí thuyết Keynes

Lí thuyết tiêu thụ dưới mức khẳng định rằng tiêu thụ sản phẩm ít mức được sản xuất là do sức mua không đủ và dẫn đến suy thoái trong kinh doanh. Hơn nữa, lí thuyết về tiêu thụ dưới mức cho rằng vì công nhân được trả mức lương thấp hơn mức họ sản xuất, họ không thể mua lại những sản phẩm mình đã sản xuất, dẫn đến nhu cầu về sản phẩm bị thiếu hụt.

Điều này có thể được khắc phục bằng sự can thiệp của chính phủ, cụ thể là chi tiêu cho các chương trình công cộng, để khôi phục sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ.

Lí thuyết Keynes là một lí thuyết về tổng chi tiêu trong nền kinh tế và những ảnh hưởng của nó đến sản lượng và lạm phát, và được phát triển bởi nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes trong những năm 1930 trong nỗ lực tìm hiểu cuộc Đại Khủng hoảng.

Keynes chủ trương tăng chi tiêu của chính phủ và giảm thuế để kích thích nhu cầu và kéo nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi khủng hoảng. Kinh tế học Keynes được coi là một lí thuyết "trọng cung",tập trung vào những thay đổi trong nền kinh tế trong ngắn hạn.

Lí thuyết về tiêu thụ dưới mức coi nhu cầu của người tiêu dùng không đủ là nguyên nhất duy nhất dẫn đến suy thoái, đình trệ và các thất bại tổng cầu khác, do đó một nền kinh tế tư bản có xu hướng rơi vào tình trạng suy thoái dai dẳng vì điều này. 

Ngược lại, các lí thuyết kinh tế hiện đại thấy rằng thiếu hụt nhu cầu tiêu thụ sẽ không tự động gây ra suy thoái vì các yếu tố khác, bao gồm đầu tư cố định vào nhà máy, máy móc và nhà ở, và mua và xuất khẩu của chính phủ có thể kháng cự lại tình trạng này.

(Theo investopedia)

Hằng Hà