|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tỉ lệ cho vay trên giá trị (Loan-to-Value Ratio) là gì? Công thức và các yếu tố ảnh hưởng

14:45 | 07/04/2020
Chia sẻ
Tỉ lệ cho vay trên giá trị (tiếng Anh: Loan-to-Value Ratio) là một đánh giá rủi ro cho vay mà các tổ chức tài chính và các nhà cho vay khác kiểm tra trước khi phê duyệt thế chấp.
Tỉ lệ cho vay trên giá trị (Loan-to-Value Ratio) là gì? Công thức và các yếu tố ảnh hưởng - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Atlantic Bay Mortgage Group )

Tỉ lệ cho vay trên giá trị

Khái niệm

Tỉ lệ cho vay trên giá trị trong tiếng Anh là Loan-to-Value Ratio, viết tắt là LTV Ratio.

Tỉ lệ cho vay trên giá trị (LTV) là một đánh giá rủi ro cho vay mà các tổ chức tài chính và các nhà cho vay khác kiểm tra trước khi phê duyệt thế chấp.

Thông thường, các đánh giá với tỉ lệ LTV cao có rủi ro cao hơn và do đó, nếu thế chấp được phê duyệt, người vay phải trả nhiều hơn cho khoản vay đó.

Ngoài ra, nếu khoản vay có tỉ lệ LTV cao, người vay sẽ được yêu cầu mua bảo hiểm thế chấp để bù đắp rủi ro cho người cho vay.

Công thức tính toán Tỉ lệ cho vay trên giá trị

Người mua nhà có thể dễ dàng tính tỉ lệ cho vay trên giá trị theo công thức sau:

Tỉ lệ cho vay trên giá trị (Loan-to-Value Ratio) là gì? Công thức và các yếu tố ảnh hưởng - Ảnh 2.

Quá trình này bao gồm việc chia tổng số tiền vay thế chấp thành tổng trị giá để mua căn nhà.

Chẳng hạn, một ngôi nhà có giá mua 200.000 USD và tổng khoản vay thế chấp với 180.000 USD dẫn đến tỉ lệ LTV là 90%. Người cho vay thế chấp thông thường thường đưa ra các điều khoản cho vay tốt hơn cho những người vay có tỉ lệ LTV thấp hơn 80%.

Tỉ lệ LTV được tính bằng cách chia số tiền đã vay cho giá trị thẩm định của tài sản, được biểu thị bằng phần trăm.

Ví dụ: nếu bạn mua một căn nhà được thẩm định ở mức 100.000 USD cho giá trị được thẩm định của nó và chỉ trả trước được 10.000 USD, bạn sẽ vay 90.000 USD dẫn đến tỉ lệ LTV là 90%.

Các yếu tố ảnh hưởng đến Tỉ lệ cho vay trên giá trị

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tỉ lệ cho vay trên giá trị là tiền trả trước, giá bán (hợp đồng) và giá trị thẩm định.

Tỉ lệ LTV thấp nhất (và tốt nhất) khi và chỉ tăng số tiền trả trước và hạ giá bán.

Tất cả các yếu tố này đều rất quan trọng vì tỉ lệ cho vay trên giá trị càng thấp, cơ hội được vay sẽ được chấp thuận càng cao, lãi suất càng thấp và người vay sẽ càng ít phải mua bảo hiểm thế chấp cá nhân (PMI).

Tỉ lệ cho vay trên giá trị và Lãi suất

Mặc dù tỉ lệ cho vay trên giá trị không phải là yếu tố quyết định duy nhất trong việc đảm bảo thế chấp, khoản vay dựa trên vốn chủ sở hữu hoặc hạn mức tín dụng cũng đóng vai trò đáng kể trong việc quyết định cho vay.

Trên thực tế, tỉ lệ cho vay trên giá trị cao có thể ngăn cản người vay ngay từ ban đầu.

Hầu hết những người cho vay cung cấp cho người nộp đơn thế chấp có thể ở mức lãi suất thấp nhất nếu tỉ lệ LTV ở mức 80% trở xuống.

Tỉ lệ LTV cao hơn không loại trừ người vay được chấp thuận cho thế chấp, nhưng tổng chi phí cho khoản vay tăng lên khi tỉ lệ LTV tăng.

Ngoài ra, nếu tỉ lệ LTV cao hơn 80%, người vay có thể sẽ phải mua bảo hiểm thế chấp tư nhân (PMI), chiếm 0.5% đến 1%  toàn bộ số tiền đi vay.

Tlệ LTV sẽ giảm khi người vay trả dần số tiền vay hoặc khi giá trị tài sản tăng theo thời gian.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.