|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thuỷ lợi phí (Irrigation Fee) là gì? Phương pháp tính và ý nghĩa

10:28 | 31/03/2020
Chia sẻ
Thủy lợi phí (tiếng Anh: Irrigation Fee) có thể qui định khác nhau giữa người hưởng thụ vì phụ thuộc vào khả năng chi trả của họ. Nguồn thu từ phí có thể được dùng để cân đối giữa những nhóm giàu nghèo trong xã hội.
Thuỷ lợi phí (Irrigation Fee) là gì? Phương pháp tính và ý nghĩa - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: inteliagro)

Thuỷ lợi phí

Khái niệm

Thuỷ lợi phí trong tiếng Anh được gọi là Irrigation Fee.

Năm 1962, Hội đồng bộ trưởng (Chính phủ) ban hành NĐ 66-CP ngày 05.06.1962. Trong đó đã đưa ra khái niệm về thuỷ lợi phí

"Tất cả các hệ thống nông giang do Nhà nước đầu tư vốn phục hồi hoặc xây dựng mới, sau khi đã hoạt động bình thường và sản lượng của ruộng đất được tưới hay tiêu nước đã tăng lên, đều do nhân dân, hợp tác xã hoặc nông trường quốc doanh có ruộng đất được hưởng mức chịu phí tổn về quản và tu sửa. Phí tổn này gọi là thủy lợi phí".

Thủy lợi phí có thể qui định khác nhau giữa người hưởng thụ vì phụ thuộc vào khả năng chi trả của họ. Nguồn thu từ phí có thể được dùng để cân đối giữa những nhóm giàu nghèo trong xã hội. 

Phương pháp tính

Về thuyết có bốn phương pháp tính thuỷ lợi phí: Diện tích tưới, loại cây trồng, khối lượng nước dùng và quyền của người sử dụng. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào khả năng chi trả của người nông dân.

Các khoản phí

Thuỷ lợi phí gồm các khoản: 

- Khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn và chi phí sửa chữa thường xuyên các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vận tải và các phương tiện khác dùng vào việc duy trì, khai thác và quản các công trình thuỷ nông, không kể khấu hao cơ bản các máy bơm lớn; 

- Chi phí sửa chữa lớn, tu bổ, sửa chữa thường xuyên các công trình xây dựng đúc và bằng đất, ngoài số nhân công do nhân dân đóng góp; 

- Chi phí về điện và xăng dầu; 

- Chi lương cho cán bộ, nhân viên và chi phí quản của các xí nghiệp thuỷ nông.

Ý nghĩa

- Bảo đảm duy trì và khai thác tốt các công trình thuỷ nông bằng sự đóng góp công bằng, hợp của những diện tích được hưởng lợi về nước; 

- Để tạo điều kiện cho các xí nghiệp thủy nông thực hiện hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu quả phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tưới tiêu của sản xuất nông nghiệp;

- Để đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhân dân trong việc bảo vệ, quản , sử dụng tốt các công trình thuỷ nông.

(Tài liệu tham khảo: Chính sách thuỷ lợi phí ở Việt Nam - Bàn luận và phân tích dưới góc độ kinh tế học, Nguyễn Trung Dũng, Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến)

Diệu Nhi