Du lịch chăm sóc sức khỏe (Wellness Tourism) là gì?
Du lịch chăm sóc sức khỏe
Khái niệm
Du lịch chăm sóc sức khỏe trong tiếng Anh gọi là: Wellness Tourism.
Du lịch chăm sóc sức khỏe là du lịch gắn liền với mục đích duy trì hoặc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của cá nhân.
Với rất nhiều sự nhiễu loạn trong những chuyến du lịch ngày nay, du lịch chăm sóc sức khỏe mang đến sự hứa hẹn chống lại những sự tiêu cực đó và biến du lịch thành dịp để duy trì và cải thiện sức khỏe toàn diện của khách du lịch.
(Theo Global Wellness Institute)
Du lịch wellness là dịch vụ “combo” kết hợp nhiều mục đích nhằm phục hồi sức khỏe toàn diện, xu hướng mới đang được giới trẻ có kinh tế toàn cầu ưa chuộng.
Nếu du lịch chữa bệnh hay du lịch y tế (medical tourism) kết hợp với khám, chữa bệnh bằng cả phẫu thuật lẫn không phẫu thuật, du lịch wellness lại có mục đích thư giãn, hồi phục sức khỏe hơn, như nghỉ ngơi, thư giãn, tăng cường sức khỏe thể chất lần tinh thần.
Du lịch Wellness trên thế giới và ở Việt Nam
Theo báo cáo của Global Wellness Institute (GWI), năm 2017, du lịch wellness đạt giá trị 639 tỉ USD, dự báo sẽ đạt ngưỡng 919 tỉ USD vào năm 2022.
Trong 5 năm trở lại đây, châu Á dẫn đầu cả số lượng lẫn doanh thu du lịch wellness. Theo GWI, nếu ngành du lịch wellness duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm sẽ đóng góp 18% tỉ trọng cho ngành du lịch toàn thế giới.
Điều này chứng tỏ, xu hướng du lịch WT không chỉ dành riêng cho giới thượng lưu, mà những người có thu nhập trung bình cũng có nhiều lựa chọn để tham gia.
Theo báo cáo mới nhất của GWI mang tên Global Wellness Tourism Economy:
Du lịch wellness phát triển rầm rộ ở mọi nơi từ Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, và sẽ phát triển nhanh hơn trong những năm tới, bởi nó nằm ở giao điểm mạnh mẽ của hai ngành công nghiệp lớn đang bùng nổ, ngành du lịch thuần túy 2,6 nghìn tỉ USDF và thị trường chăm sóc sức khỏe trị giá 4,2 nghìn tỉ USD.
Thị trường wellness khiến hầu hết những tên tuổi lớn về du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam hiện đang có nhiều dự án mới được triển khai ngay trong năm 2019 này.
Giới chuyên gia đánh giá, việc gia tăng số lượng khách sạn cao cấp góp phần đưa hệ thống khách sạn Việt Nam ngang tầm các nước phát triển du lịch trong khu vực, tạo tiền đề tốt để phát triển loại hình du lịch wellness, sở hữu nguồn khoáng nóng quí hiếm.
Nhiều khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe này là nơi thư giãn và tận hưởng những hoạt động duy trì sức khỏe với các dịch vụ đa dạng như tắm onsen, thiền, yoga, spa trị liệu… dành cho mọi lứa tuổi.
(Tài liệu tham khảo: Wellness Tourism trong cuộc sống hiện đại, TS. BS Tăng Hà Nam Anh, báo Kinh tế & Đô thị)