|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Du lịch vì người nghèo (Pro-poor tourism) là gì?

11:52 | 06/02/2020
Chia sẻ
Du lịch vì người nghèo (tiếng Anh: Pro-poor tourism) là một trong những phương pháp tiếp cận du lịch giảm nghèo.
Du lịch vì người nghèo (Pro-poor tourism) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Aqmorales.wordpress)

Du lịch vì người nghèo

Khái niệm

Du lịch vì người nghèo trong tiếng Anh gọi là: Pro-poor tourism.

Du lịch vì người nghèo là loại hình du lịch làm gia tăng lợi ích cho người nghèo. Du lịch vì người nghèo không phải là một sản phẩm cụ thể hoặc một ngành biệt lập mà là cách tiếp cận tới công tác quản lí và phát triển du lịch. 

Nó thúc đẩy sự liên hệ giữa các doanh nghiệp du lịch với người nghèo, gia tăng những đóng góp của du lịch vào việc xóa đói giảm nghèo và người nghèo có thể tham gia một cách hiệu quả hơn trong việc phát triển sản phẩm du lịch.

Tác động của du lịch tới người nghèo

Có ba loại tác động của du lịch tới người nghèo: 

1. Thêm thu nhập; 

2. Phát triển kinh tế địa phương/nông thôn và sinh kế của người dân; 

3. Tác động tới môi trường tự nhiên và văn hóa của họ.

Du lịch vì người nghèo là một trong những phương pháp tiếp cận du lịch giảm nghèo.

Ngoài ra còn có các phương pháp tiếp cận sau:

- Du lịch hòa nhập khuyến khích các mối liên kết và tương tác giữa các nhân tố trong ngành du lịch, quan hệ đối tác với các cơ sở tư nhân, kích thích kinh tế địa phương, sự hòa nhập của phụ nữ, và sự tham gia của cộng đồng địa phương để hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của họ. 

- Du lịch bền vững cam kết tăng cường sự thịnh vượng của địa phương thông qua tối ưu hóa sự đóng góp của du lịch vào sự thịnh vượng kinh tế của điểm du lịch. 

Du lịch bền vững cần tạo ra thu nhập và việc làm bền vững cho người lao động mà không gây ảnh hưởng tới môi trường và văn hóa của điểm du lịch, đảm bảo tính khả thi và khả năng cạnh tranh của các điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch để họ có thể phát triển tốt và mang lại lợi ích lâu dài. 

- Du lịch có trách nhiệm giảm thiểu các tác động tiêu cực về kinh tế, môi trường và xã hội; tạo ra nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương và nâng cao phúc lợi cho cộng đồng địa phương, cải thiện điều kiện làm việc và tiếp cận với ngành du lịch; sự tham gia của người dân địa phương vào các quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của họ; 

Đóng góp tích cực vào bảo tồn di sản tự nhiên vàvăn hóa, và bảo tồn đa dạng sinh học; cung cấp những trải nghiệm thú vị cho khách du lịch thông qua các mối liên hệ thực sự với người dân địa phương, và sự hiểu biết hơn các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường tại địa bàn; 

Sự nhạy cảm về văn hóa, tạo nên sự tôn trọng giữa khách du lịch và người dân sở tại, xây dựng lòng tự hào và niềm tin của người dân địa phương. 

- Du lịch thương mại công bằng nhằm đảm bảo rằng người dân có đất đai, tài nguyên, sức lao động, kiến thức và văn hóa sử dụng cho các hoạt động du lịch được hưởng lợi thực sự từ các hoạt động đó. 

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà người dân địa phương (thường là nông dân, người nghèo và những người bị thiệt thòi về kinh tế) mời du khách đến thăm cộng đồng của họ, bằng cách đó cung cấp cơ sở vật chất và các hoạt động du lịch cho du khách. 

Du lịch sinh thái là sự kết hợp bảo tồn, cộng đồng và du lịch bền vững. Điều này hàm ý đưa du lịch có trách nhiệm tới các địa bàn tự nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi cho cư dân địa phương.

(Tài liệu tham khảo: Bộ công cụ Hướng dẫn Giảm nghèo thông qua Du lịch, Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO, bản dịch tiếng Việt thuộc về Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội)

Tuyết Nhi

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).