|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chủ nghĩa quân bình (Egalitarianism) là gì? Các loại chủ nghĩa quân bình

10:19 | 30/03/2020
Chia sẻ
Chủ nghĩa quân bình (tiếng Anh: Egalitarianism) là một quan điểm triết học nhấn mạnh sự bình đẳng và đối xử bình đẳng giữa giới tính, tôn giáo, địa vị kinh tế và niềm tin chính trị.
Chủ nghĩa quân bình (Egalitarianism) là gì? Các loại chủ nghĩa quân bình - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: slideplayer)

Chủ nghĩa quân bình

Khái niệm

Chủ nghĩa quân bình hay chủ nghĩa bình quân trong tiếng Anh là Egalitarianism.

Chủ nghĩa quân bình là một quan điểm triết học nhấn mạnh sự bình đẳng và đối xử bình đẳng giữa giới tính, tôn giáo, địa vị kinh tế và niềm tin chính trị. Chủ nghĩa quân bình có thể tập trung vào sự bất bình đẳng thu nhập và sự phân phối của nó, đó là những ý kiến ảnh hưởng đến sự phát triển của các hệ thống kinh tế và chính trị khác nhau.

Karl Marx đã sử dụng chủ nghĩa quân bình làm điểm khởi đầu trong việc tạo ra lí luận Mác-xít của mình. Và John Locke đã quan tâm đến chủ nghĩa quân bình khi ông đề xuất rằng mỗi cá nhân đều có các quyền căn bản tự nhiên (natural rights). 

Một trong những nguyên lí chính của chủ nghĩa quân bình là tất cả mọi người về cơ bản đều bình đẳng. Chủ nghĩa quân bình có thể được xem xét từ góc độ xã hội khi lưu ý đến các cách để giảm bất bình đẳng kinh tế. Hoặc từ góc độ chính trị khi quan tâm đến các cách để đảm bảo đối xử bình đẳng và quyền của các nhóm người khác nhau. 

Các loại chủ nghĩa quân bình

Các triết gia chia chủ nghĩa quân bình thành nhiều loại. 

Những người ủng hộ chủ nghĩa quân bình kinh tế hay chủ nghĩa quân bình vật chất (Economic egalitarianism), tin rằng mọi thành viên trong xã hội nên có quyền tiếp cận với của cải, vật chất cũng như sự giàu có, sung túc. Chủ nghĩa quân bình kinh tế là nền tảng của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa quân bình pháp định (Legal egalitarianism) liên quan đến nguyên tắc tất cả mọi người phải tuân theo cùng một hệ thống luật pháp. Điều này nghĩa là không có nhóm nào có sự bảo hộ pháp lí đặc biệt so với nhóm khác. 

Những người thần tượng hóa chủ nghĩa quân bình chính trị (Potitical egalitarianism) tán thành nền dân chủ, nơi mà mọi người đều có vị thế bình đẳng với sự tôn trọng dành cho quyền lực của chính phủ. 

Chủ nghĩa quân bình kinh tế

Liên quan đến sự giàu có và tài chính trong nền kinh tế thị trường tự do, những người ủng hộ chủ nghĩa quân bình kinh tế tin rằng mọi người đều có quyền tích lũy của cải. Do đó, mỗi cá nhân nên có cơ hội kiếm tiền trong hệ thống này. Mọi người có thể tích lũy của cải, vật chất thông qua các khoản đầu tư, nỗ lực khởi sự kinh doanh và thu nhập từ việc làm. 

Những nỗ lực kinh doanh hoặc khởi nghiệp có thể được thử bởi bất cứ ai và đại diện cho một cơ hội kiếm tiền. Các nhà khởi nghiệp thường sẽ tìm kiếm nguồn tài trợ và đầu tư vốn vào một doanh nghiệp kinh doanh. 

Khách hàng có cơ hội bình đẳng để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Cuối cùng, những khách hàng này có một lựa chọn bình đẳng để đáp ứng giá cả và chất lượng hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty để đưa ra quyết định có cơ sở về việc mua hàng. 

Có một vài điều hạn chế chủ nghĩa quân bình kinh tế trong một xã hội thị trường tự do. Cung tiền, lạm phát, thiếu việc làm và giá tiêu dùng có thể hạn chế hoạt động kinh tế cho những người thiếu của cải, vật chất. Những ràng buộc pháp lí cũng ảnh hưởng đến chủ nghĩa quân bình kinh tế. 

Một vấn đề nổi bật hiện nay liên quan đến chủ nghĩa quân bình kinh tế là di cư quốc tế. Một cuộc tranh luận ở nhiều quốc gia chỉ phân tích tác động của nhập cư đối với công dân nội địa của họ và một số người tìm cách hạn chế nhập cư để bảo vệ lợi ích kinh tế trong nước. Thực tế thì nhập cư là một lợi ích đáng kể cho những người chuyển đến một quốc gia mới. 

(Theo Investopedia)

Ích Y