Trong những ngày giãn cách xã hội và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 đã ghi nhận nhiều mô hình kinh doanh sáng tạo của các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Người bán hàng Trung Quốc đã có nhiều chính sách tặng quà hoặc thậm chí là tiền mặt cho những khách hàng sẵn sàng viết "lời hay ý đẹp" dành cho đánh giá sản phẩm. Và giờ họ đang phải điêu đứng vì Amazon đã mạnh tay hơn.
Các sự kiện "super sale" vốn là chìa khoá để các sàn thương mại điện tử lôi kéo thêm người dùng mới, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi như Đông Nam Á.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, tại thời điểm này mặc dù số lượng đơn hàng qua thương mại điện tử tăng đột biến nhưng nhân viên giao nhận hàng hóa lại bị hạn chế hoạt động khiến chuỗi lưu thông từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng bị gián đoạn.
Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,... đã tăng cường nguồn hàng nhằm đảm bảo nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm cho TP HCM và các tỉnh phía Nam trong những ngày giãn cách xã hội.
Xây dựng trong một tháng với chi phí 100 triệu đồng, sàn thương mại điện tử USG của ông Nguyễn Vũ Quốc Anh ước tính sẽ có doanh thu 84.850 tỷ đồng mỗi tháng. Đến hết năm 2025 sẽ xuất hiện trên 200 quốc gia và có hơn 3 tỷ người dùng.
Alibaba, ông lớn TMĐT Đông Nam Á, đã mất ngôi vương thương mại điện tử Đông Nam Á khi Lazada tụt lại sau Shopee song “cuộc đua” vẫn mới chỉ đang bắt đầu.
Xuất hiện giữa thị trường có nhiều ông lớn đang ngày ngày chi tiền để chiếm lĩnh thị phần, startup Việt này mang tới một trải nghiệm tuy cũ nhưng lại mới trong ngành thương mại điện tử.
Leflair quay trở lại trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam được dự báo tăng trưởng 29% trong giai đoạn 2020 - 2025 và cán mốc 52 tỷ USD vào năm 2025.