|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thuê mua giáp lưng (Under Lease) là gì?

17:54 | 28/08/2019
Chia sẻ
Thuê mua giáp lưng (tiếng Anh: Under Lease) là hình thức thuê trong đó: Được sự thỏa thuận của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà họ đã thuê từ người cho thuê.
Under Lease

Hình minh họa.

Thuê mua giáp lưng (Under Lease)

Định nghĩa

Thuê mua giáp lưng trong tiếng Anh là Under LeaseThuê mua giáp lưng là hình thức thuê trong đó: Được sự thỏa thuận của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà họ đã thuê từ người cho thuê.

Các thuật ngữ liên quan

Thuê tài sản là hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên: người thuê và người cho thuê, trong đó: người thuê được quyền sử dụng tài sản trong một thời gian nhất định và phải trả cho người cho thuê một số tiền tương ứng với thời hạn thuê theo sự thỏa thuận của hai bên theo kì hạn định trước.

Thuê tài sản có hai phương thức chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính.

Thuê vận hành (Operating lease) hay còn gọi là thuê hoạt động là hình thức thuê ngắn hạn tài sản.

Thuê tài chính (Finance lease) là phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn không thể hủy ngang.

Bản chất

Thuê mua giáp lưng là hình thức biến thể của phương thức thuê tài chính.

Về thực chất, người thuê thứ nhất chỉ là trung gian giữa người cho thuê và người thuê thứ hai. 

Tuy nhiên, về mặt pháp lí thì người thuê thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng với bên cho thuê.

Hình thức này thường phát sinh từ một hợp đồng hoàn trả toàn bộ được kí kết giữa người cho thuê với người thuê thứ nhất, nhưng khi thực hiện được một phần hợp đồng, người thuê thứ nhất không còn nhu cầu sử dụng tài sản thuê, hoặc vì một lí do nào khác nên họ phải tìm người thuê thứ hai để chuyển giao hợp đồng (do hợp đồng không thể hủy ngang), bởi nếu không thuê tiếp thì họ vẫn phải trả tiền dù không sử dụng tài sản.

Các nghiệp vụ diễn ra trong hình thức thuê mua giáp lưng

- Người thuê thứ nhất kí hợp đồng thuê tài sản với bên cho thuê và nhận bàn giao quyền sử dụng tài sản thuê.

- Người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mình đã thuê và chuyển giao quyền sử dụng tài sản thuê cho người thuê thứ hai.

- Người thuê thứ hai trả tiền thuê cho người thuê thứ nhất.

- Người thuê thứ nhất trả tiền thuê cho người thuê.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)

Minh Lan

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.