Theo TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam cần học hỏi cách Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào tăng trưởng xanh bởi dù chúng ta đã có cơ chế, chính sách nhưng lại thiếu ưu đãi để doanh nghiệp "tự chiến đấu".
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5%, trong đó, tăng trưởng quý II, quý III và quý IV lần lượt là là 6,32%, 6,79% và 7,08%, cao hơn khoảng 0,1% so với kịch bản đề ra từ đầu năm.
Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia đề xuất cần sớm bỏ độc quyền vàng miếng để giá vàng giảm xuống, sát với thế giới, đồng thời chuyển qua quản lý bằng thuế nhập khẩu.
Trong năm 2023, các vấn đề về tham nhũng, công khai, minh bạch đã được cải thiện song người dân lại đang quan ngại nhất đến 'việc làm' và 'tăng trưởng kinh tế' của quốc gia.
Theo Thủ tướng khi giá một số mặt hàng đang tốt thì phải tranh thủ cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, vừa phải chia sẻ với các đối tác, không lợi dụng khi các đối tác khó khăn.
Số liệu tốt lên nhưng nhiều người vẫn có cảm giác nền kinh tế thực vẫn không khá lên do phần lớn tiền nằm ở khối ngoại dưới dạng lợi nhuận chưa phân phối của họ. Doanh nghiệp lớn tốt lên nhưng doanh nghiệp nội, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn, đang tồn tại hai nền kinh tế trong cùng một quốc gia.
Theo đánh giá từ đại diện Tổng cục Thống kê với mức tăng 3,77%, CPI bình quân quý I thấp hơn so với con số 4,18% của cùng kỳ năm trước và mục tiêu lạm phát mà Quốc hội và Chính phủ đề ra, vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Nhiều nước châu Âu đang mở cửa, đa dạng ngành nghề, độ tuổi nên lao động xuất khẩu Việt chuyển hướng trong bối cảnh thị trường truyền thống giảm sức hút.
Theo ông Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn, nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao với tiềm năng khoảng 8%. Vì vậy, GDP 5,5% cũng tốt hơn so với nhiều quốc gia khác nhưng không đạt tiềm năng của một đất nước như Việt Nam.
Trong quý I/2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Bắc Giang đạt 14,18 %, đứng đầu cả nước. Nguyên nhân là do sản xuất công nghiệp (IIP) tăng gần 24% so với cùng kỳ, cao nhất trong ba năm trở lại đây.
Trong tháng 3, PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm về 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2, thấp hơn đáng kể mức trung bình của khu vực ASEAN là 51,5 điểm.
Trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội, TP HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng và Bình Dương là 5 địa phương có mức giá đắt đỏ nhất cả nước năm 2023.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 30/3/2024 về đề nghị xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), quý I/2024, tỉnh Bắc Ninh đứng thứ hai cả nước trong thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 745,2 triệu USD.
Những số liệu tích cực về tình hình tế quý I năm 2024 cho thấy nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi, phát triển, khẳng định sự thành công trong điều hành của hệ thống chính trị.