Theo TS Võ Trí Thành, cho dù nền kinh tế đang khát vốn và kỳ vọng cao vào đầu tư công, song thực tế cũng cho thấy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nhiều năm qua luôn là một bài toán không dễ giải.
Theo Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, có tình trạng "xếp hàng nhận chỗ" trong danh mục đầu tư công trung hạn gây ra lãng phí nguồn tiền, lãng phí cơ hội, đặc biệt là lãng phí cơ hội đối với dự án đang cần triển khai nhưng không nằm trong danh mục.
Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, hiện hai thị trường vốn lớn cho các doanh nghiệp là tín dụng và phát hành trái phiếu đều đang bị ách tắc khiến doanh nghiệp chịu áp lực rất lớn về thanh khoản và dòng tiền kinh doanh.
Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững", ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nêu 7 kiến nghị để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel, mức giảm VAT 2% là quá ít, nên quay lại mức giảm là 5% vì ngành du lịch có tính lan tỏa, tác động lớn tới nền kinh tế.
VCBS đánh giá nền kinh tế đang vẫn đang cho dấu hiệu hồi phục tích cực đặc biệt tại nhóm ngành dịch vụ với mức hồi phục vượt kỳ vọng tại nhóm dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng Việt Nam đã sẵn sàng đón khách quốc tế song vẫn cần có thời gian để kết nối với khách hàng truyền thống cũng như phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách tham quan.
Theo báo cáo 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (500VPE) có tới 266 doanh nghiệp đến từ ngành chế biến chế tạo, trong khi đó ngành kinh doanh bất động sản chỉ có 21 đại diện và nhóm ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chỉ có 7 đại diện.
Bà Dorsati Madani, Chuyên gia kinh tế cao cấp từ World Bank cho rằng, trong ngắn hạn mà Việt Nam kiểm soát giá cả và giảm bớt áp lực lạm phát thì có thể đem lại lợi ích nhưng về trung và dài hạn sẽ có tác động tiêu cực.
BSC cho biết tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của nước ta suy giảm trong bối cảnh kinh tế Mỹ tiến vào suy thoái kỹ thuật. Nhu cầu tiêu dùng nhóm hàng hóa thiết bị điện tử và nhóm máy móc dụng cụ phụ tùng cũng suy giảm theo.
Cac chuyên gia đánh giá ngành bán lẻ sẽ là điểm sáng nhất trong tăng trưởng quý III và IV năm nay. Trong khi đó, triển vọng tiêu cực từ nhu cầu tiêu dùng trên thế giới có thể sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu cũng như sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong các tháng cuối năm
Các chuyên gia của VDSC đánh giá bức tranh kinh tế năm 2023 đang dần hé lộ với rất nhiều khó khăn phía trước, ưu tiên kiểm soát lạm phát và ổn định tăng trưởng nhiều khả năng sẽ không thể song hành trong năm sau.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành cho rằng, việc đạt được các mục tiêu vĩ mô sẽ cho phép nhà điều hành chính sách không cần thắt chặt tiền tệ quá mức như các quốc gia khác.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, mặc dù lạm phát có thể đạt đỉnh 7% vào cuối năm nay nhưng Việt Nam vẫn sẽ kiểm soát được lạm phát 4% như mục tiêu do cách tính lạm phát bình quân. Trong kịch bản kinh tế thế giới suy thoái, Việt Nam vẫn còn trụ cột có thể kéo tăng trưởng kinh tế đạt mức bình quân khoảng 6,8% mỗi năm trong vòng 3 năm tới.
Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, cứ dứt khoát giữ lạm phát dưới 4% thì lại phản tác dụng, dẫn đến thiếu nguồn cung, buôn lậu găm hàng, giữ hàng, đẩy giá lên cao. Do đó, cần hết sức nghệ thuật trong điều hành, vị chuyên gia này khuyến nghị.