Thị trường hàng hóa (18/7): DN chế biến thịt heo Mỹ có thể lỗ nặng, áp thuế NK 0,14 - 10% đối với xăng dầu
1. EU hạn chế thép nhập khẩu sau thuế quan của Mỹ
Reuters cho biết, EU sẽ áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng của thép nhập khẩu vào khối kinh tế, sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép, nhôm.
Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một chính sách kết hợp giữa hạn ngạch và thuế quan để giải quyết những lo ngại của EU về việc các sản phẩm thép không còn được nhập khẩu vào Mỹ sẽ thay vào đó tràn vào thị trường châu Âu.
Các biện pháp là phản ứng tiếp theo của EU đối với quyết định thuế quan của chính quyền Washington. EU cũng đánh thuế lên 2,8 tỷ euro (tương đương 3,3 tỷ USD) hàng nhập khẩu Mỹ, gồm rượu bourbon và xe máy, cũng như đệ đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
2. Bộ Công Thương: Có 15 DN cà phê và 24 DN gạo được xếp vào danh sách xuất khẩu uy tín
Bộ Công Thương công bố danh sách 200 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín. Ngành cà phê có 15 doanh nghiệp, gạo có 24 doanh doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu uy tín ngành thủy sản đạt cao nhất với 36 doanh nghiệp.
3. Áp mức thuế nhập khẩu bình quân 0,14 - 10% đối với xăng dầu kể từ quý III
Bộ Tài chính thông báo mức thuế suất bình quân gia quyền áp dụng trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu quý III/2018. Cụ thể, xăng 10%; dầu diezen 0,88%; dầu madut 2,04% và dầu hỏa 0,14%.
Theo số liệu tổng hợp của cơ quan thuế và hải quan quý II/2018, tỷ trọng xăng từ nguồn nhập khẩu là 43,5% và nguồn sản xuất trong nước là 56,5%.
4. Các nhà chế biến thịt heo Mỹ sẽ lỗ nặng khi không thể xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc
Trước khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra, cứ 10 chân heo và đầu heo bán ra nước ngoài sẽ được các nhà chế biến thịt heo Mỹ xuất khẩu 9 phần sang Trung Quốc và Hồng Kông với mức giá cao hơn bất kỳ nơi nào.
Tuy nhiên, “núi lợi nhuận” mà các sản phẩm này mang về đang biến mất một cách nhanh chóng sau khi Trung Quốc đánh hai thuế quan lên tới 50% đối với thịt heo Mỹ. Điều này buộc các nhà chế biến Mỹ phải tăng khối lượng bán các sản phẩm này để chế biến thức ăn cho vật nuôi và gia súc.
5. FTA trở nên vô nghĩa nếu ngành dệt may không đáp ứng quy tắc xuất xứ
OOng Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong 6 tháng đầu năm cùng với những diễn biến mới từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc theo hướng có lợi cho hàng hóa Việt Nam cũng như tiến độ nhập khẩu nguyên phụ liệu đang tăng nhanh.
Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng, Cục xuất nhập khẩu cho hay “Nếu không đáp ứng được quy tắc xuất xứ cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật khác thì FTA cũng trở nên vô nghĩa”.
6. Xuất khẩu cao su của Campuchia tăng hơn 20% trong 6 tháng đầu năm
Hôm 15/7, Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết, trong nửa đầu năm nay xuất khẩu cao su của quốc gia này đã tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà sản xuất trong nước đã xuất khẩu 84.419 tấn cao su trong 6 tháng đầu năm nay, tăng 14.376 tấn so với một năm trước đó, theo ông Pol Sopha, Tổng giám đốc Cơ quan quản lý cao su thuộc Bộ Nông nghiệp Campuchia. Tổng diện tích trồng cao su cũng tăng, đạt 436.299 ha.
7. Ngành thép Trung Quốc di cư trước chiến tranh thương mại, vào Việt Nam sẽ không dễ
Trước những lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể khiến thép Trung Quốc ồ ạt đổ về Việt Nam, phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) về vấn đề này.
Theo Phó chủ tịch VSA, giá và chất lượng thép Trung Quốc và Việt Nam gần như tương đương nhau, hoàn toàn đảm bảo việc cạnh tranh. Tỷ trọng thép Trung Quốc trong tổng lượng thép nhập khẩu của Việt Nam dự đoán giảm xuống còn 38% trong năm nay.
Xem thêm |