|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Các nhà chế biến thịt heo Mỹ sẽ lỗ nặng khi không thể xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc

17:00 | 18/07/2018
Chia sẻ
Trước khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra, cứ 10 chân heo và đầu heo bán ra nước ngoài sẽ được các nhà chế biến thịt heo Mỹ xuất khẩu 9 phần sang Trung Quốc và Hồng Kông với mức giá cao hơn bất kỳ nơi nào.

Những bộ phần này và nội tạng heo hầu như không tiêu thụ tại Mỹ như tim, lưỡi, dạ dày, lòng đều được sử dụng trong văn hóa ẩm thực của người Trung Quốc, và kết quả là giúp tăng lợi nhuận của các nhà xuất khẩu thịt heo Mỹ.

Tuy nhiên, “núi lợi nhuận” mà các sản phẩm này mang về đang biến mất một cách nhanh chóng sau khi Trung Quốc đánh hai thuế quan lên tới 50% đối với thịt heo Mỹ. Điều này buộc các nhà chế biến Mỹ phải tăng khối lượng bán các sản phẩm này để chế biến thức ăn cho vật nuôi và gia súc.

Số liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, khối lượng xuất khẩu các bộ phận và nội tạng heo bị ảnh hưởng bởi thuế quan giảm khoảng 1/3 trong hai tháng 4, 5 sau khi Trung Quốc áp thuế 25% đối với thịt heo Mỹ hồi tháng 4.

Theo Reuters, xuất khẩu các bộ phận và nội tạng heo sang Trung Quốc giúp các nhà xuất khẩu Mỹ hái ra tiền vì người tiêu dùng ở đây ưa chuộng các sản phẩm này. Ví dụ như món chân heo hầm đậu trắng là một món ăn được yêu thích tại tỉnh Tứ Xuyên, một trong những thành phố ẩm thực của Trung Quốc.

Ít nhất một sản phẩm được xuất khẩu sang Trung Quốc không có giá trị ở bất kỳ nơi đâu đó là: chân heo. Theo ông Dermot Hayes, chuyên gia kinh tế nông nghiệp tại trường Iowa State, chân heo gần như không thể bán được ở bất kỳ nơi đâu vì chúng có lỗ khi bị treo ngược tại các nhà máy đóng gói, khiến người tiêu dùng tại các quốc gia khác từ chối.

my se lo nang khi khong the xuat khau mat hang nay sang trung quoc

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng này trung bình sang Trung Quốc là khoảng 76 US cent/pound trong năm 2017, theo Liên đoàn xuất khẩu thịt Mỹ.

Nếu các nhà đóng gói không bán cho mục đích tiêu dùng, những sản phẩm này sẽ được chế biến thành sản phẩm khác tại Mỹ và bán với giá 18 US cent/pound, mức giảm tương đương với mức lỗ 1,55 USD/con heo.

Nhìn chung, sự sụt giảm của giá các bộ phận và nội tạng heo khiến ngành công nghiệp thịt heo của Mỹ mất 860 triệu USD trong năm tới. Và các nhà chế biến sẽ chuyển sự mất mát này cho người chăn nuôi bằng cách trả giá heo hơi thấp đi.

Trong tháng 6, chính quyền Bắc Kinh áp mức thuế bổ sung 25% vì hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đánh thuế quan lên 34 tỷ USD giá trị hàng hóa của nhau.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thuế quan của Mỹ nhắm tới gần 335 tỷ USD thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ với Trung Quốc.

USDA từ chối phát biểu về sự sụt giảm trong xuất khẩu các bộ phận và nội tạng của heo.

Nguồn cung thay thế dạ dày và gan

Trong khi đó, các chuyên gia phân tích cho biết, nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ không mấy khó khăn trong việc tìm nguồn cung thay thế các bộ phận và nội tạng heo của Mỹ.

Sự phát triển của ngành thịt heo nội địa đã giúp người tiêu dùng ít phụ thuộc hơn vào thịt heo Mỹ trước khi căng thẳng thương mại leo thang.

Ngoài ra, người mua hàng Trung Quốc cũng nhập khẩu nhiều hơn từ châu Âu, nơi giá heo đang được giao dịch ở mức thấp trong ít nhất 2 năm.

Xuất khẩu các mặt hàng này giảm đã ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà chế biến lớn tại Mỹ, như công ty Smithfield Food của tập đoàn WH; Seaboard Food và đơn vị JBS USA. Những công ty này hưởng lợi từ danh số bán nội tạng lên tới hơn 1,1 tỷ USD trong năm 2017.

Xem thêm

Tố Tố