|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (16/7): Giá gạo, giá bông toàn cầu sẽ tăng vọt, giá cà phê tháng trong 7 phục hồi

19:28 | 16/07/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày (16/7) tập trung vào thông tin giá gạo toàn cầu sẽ tăng vọt do Ấn Độ tăng giá hỗ trợ tối thiểu. Tại thị trường trong nước, giá cà phê đầu tháng 7 có dấu hiệu phục hồi mặc dù vẫn ở dưới mức 36.000 đồng/kg.
thi truong hang hoa 167 gia gao gia bong toan cau se tang vot gia ca phe thang trong 7 phuc hoi Thị trường hàng hóa (13/7) Việt Nam trúng thầu xuất 60.000 tấn gạo đi Hàn Quốc, giá tiêu tiếp tục khủng hoảng
thi truong hang hoa 167 gia gao gia bong toan cau se tang vot gia ca phe thang trong 7 phuc hoi Thị trường hàng hóa (12/7): Giá cà phê tiếp tục giảm trong tháng 6, Trung Quốc hạ dự báo nhập khẩu đậu tương
thi truong hang hoa 167 gia gao gia bong toan cau se tang vot gia ca phe thang trong 7 phuc hoi Thị trường hàng hóa toàn cầu chao đảo vì cơn địa trấn chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

1. Giá hồ tiêu giảm, nhà nông đuối

Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), giá tiêu hiện nay vẫn trong xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào và thị trường xuất khẩu chưa có tín hiệu khởi sắc.

Theo bà Nguyễn Mai Oanh, Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tổng nhu cầu hồ tiêu trên thế giới vào khoảng 350.000 tấn/năm, trong đó, nguồn cung từ Việt Nam là 200.000 tấn/năm, chiếm khoảng 62% tổng sản lượng hồ tiêu toàn cầu. Hiện nay, có tới 95% sản lượng sản xuất tiêu của Việt Nam được dùng để xuất khẩu. Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới cả về quy mô lẫn sản lượng.

Và việc giá tiêu bị động như hiện nay là do nguồn cung trong nước đang vượt cầu. Diện tích trồng tiêu tự phát đã vượt quá hạn quy hoạch mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra. Hiện nay, diện tích hồ tiêu cả nước gần 160.000 ha, vượt quy hoạch định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tới năm 2030 đến 300%. Còn trên thế giới, các quốc gia như Brazil, Campuchia và Trung Quốc… cũng đang không ngừng gia tăng diện tích trồng hồ tiêu.

2. 98% quả nhãn Việt xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nhãn đạt 124,76 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2017 đồng thời là loại quả xuất khẩu có giá trị cao thứ 3, sau thanh long và sầu riêng. Đáng chú ý, 98% nhãn của Việt Nam được bán sang Trung Quốc.

thi truong hang hoa 167 gia gao gia bong toan cau se tang vot gia ca phe thang trong 7 phuc hoi

Cục Xuất Nhập khẩu nhận định: “Quả nhãn là mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Chỉ một vài tuần tới là bước vào mùa thu hoạch, thời tiết thuận lợi nên nhãn sai quả, tỷ lệ đậu quả cao, hứa hẹn mùa vụ bội thu”.

Theo Cục chế Biến và Phát triển Thị trường Nông sản, niên vụ nhãn 2018 của các tỉnh miền Bắc sẽ cho thu hoạch từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 9. Thời tiết thuận lợi cuối năm 2017 cho cây nhãn phân hóa mầm hoa nên tỷ lệ đậu quả lên đến 95%. Do vậy, Cục chế Biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự báo nhãn sẽ được mùa lớn, đặc biệt tại hai tỉnh trồng nhãn lớn nhất miền Bắc là Sơn La và Hưng Yên.

3. Trung Quốc mở rộng danh sách chịu thuế nhập khẩu đường từ ngày 1/8

Thứ Hai (16/7), Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ mở rộng danh sách các quốc gia phhải trả thuế quan bổ sung đối với đường nhập khẩu bắt đầu từ ngày 1/8, chỉ một năm sau khi giới thiệu mức phạt nặng đối với các quốc gia trồng mía hàng đầu như Brazil và Thái Lan.

Tháng 5/2017, chính phủ Trung Quốc đã áp thuế quan nhập khẩu đối với đường từ các quốc gia xuất khẩu lớn, sau nhiều năm vận động hành lang bởi các nhà máy nội địa. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn miễn chịu thuế cho 190 quốc gia và vùng lãnh thổ sản xuất nhỏ, chủ yếu tại Đồng Nam Á và Nam Mỹ như Philippines và El Salvador.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, danh sách các quốc gia miễn chịu thuế này hiện đã bị hủy bỏ.

"Các biện pháp bảo hộ sẽ được áp dụng đồng đều cho tất cả lượng đường nhập khẩu quá hạn ngạch", Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cho phép nhập khẩu 1,94 triệu tấn đường mỗi năm với mức thuế quan 15% như một phần trong cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Còn khối lượng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ bị đánh thuế cao và cần giấy phép đặc biệt.

4. Trung Quốc cho phép nhập khẩu thịt bò Pháp trở lại sau 17 năm cấm vận

Hôm 13/7, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, Trung Quốc đã cấp phép nhập khẩu thịt bò lần đầu tiên cho hai công ty giết mổ và hai khu lưu trữ của Pháp, kết thúc 17 năm cấm vận.

Theo đó, Pháp đã ký thỏa thuận sức khỏe và an toàn với Trung Quốc vào tháng trước để mở ra cánh cửa tiếp cận thị trường thịt bò của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chính quyền Paris đã rất nóng lòng muốn bắt đầu xuất khẩu trở lại khi điều có thể mang lại niềm tin cho các hộ chăn nuôi bò đang gặp khó khăn vì giá thấp. Năm ngoái, Pháp đã gỡ bỏ được lệnh cấm vận từ cuộc khủng hoảng bệnh bò điên tại châu Âu hai thập kỷ qua.

“Quyết định kết thúc lệnh cấm vận kéo dài 17 năm đối với thịt bò Pháp rất quan trọng đối với ngành thịt bò”, Bộ Ngoại giao cho biết trong thông báo.

5. Tiêu thụ điện tăng mạnh trong tháng 7 do nắng nóng

Sản lượng điện tiêu thụ điện của ngày cao nhất trong tháng 7 đạt 725,7 triệu kWh, tăng 12,7% so với mức đỉnh năm 2017.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong những ngày đầu tháng 7, do tình hình nắng nóng gay gắt kéo dài trên diện rộng ở miền Bắc và miền Trung, đặc biệt có một số ngày nhiệt độ duy trì liên tục 40 độ C đã dẫn tới mức độ tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục cao nhất trong lịch sử.

Cụ thể, sản lượng điện tiêu thụ điện của ngày cao nhất trong tháng 7 đạt 725,7 triệu kWh, tăng 12,7% so với mức đỉnh năm 2017.

6. Việt Nam nhập khẩu thức ăn chăn nuôi lớn nhất từ Argentina

Trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã chi khoảng 1,96 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Argentina là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Nhập khẩu mặt hàng thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng mạnh trong tháng 6/2018, với giá trị nhập khẩu lên tới 350 triệu USD.

Tính chung sau 6 tháng đầu năm, cả nước đã chi hơn 1,96 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thị trường chính cung cấp thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 6/2018 là Argentina, Brazil, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ,...

Tính chung, trong 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ thị trường Argentina đạt hơn 651 triệu USD.

7. Giá gạo, bông toàn cầu sẽ tăng vọt vì Ấn Độ nâng giá hỗ trợ tối thiểu

Việc chính phủ Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi nâng giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) đối với mùa vụ kharif (những giống cây được trồng trong giai đoạn tháng 6 - tháng 9) dự kiến sẽ ảnh hưởng tới giá gạo và bông quốc tế, những mặt hàng đứng đầu trong danh sách nông sản xuất khẩu của quốc gia này. Đợt tăng giá này dự kiến sẽ làm giá bông tại Ấn Độ đi lên và sẽ sớm thể hiện trên thị trường toàn cầu. Ấn Độ là nhà xuất khẩu sợi tự nhiên lớn nhất thế giới.

Cụ thể, để thực hiện cam kết hỗ trợ thu nhập và giải quyết tình trạng nghèo đói của người nông dân, chính phủ Ấn Độ đã công bố tăng MSP của 14 loại cây trồng trong vụ hè hôm 4/4. Trong số đó, lúa và bông ghi nhận mức tăng lần lượt là 13% và 28%.

MSP là sự can thiệt trực tiếp vào thị trường của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động bán hàng tịch thu với việc đảm bảo một mức giá cố định trong trường hợp giá giảm trên thị trường mở. MSP sẽ được công bố trước mỗi vụ mùa hè và mùa đông.

Giá gạo thường và giá gạo loại A tăng sẽ tác động tới giá quốc tế trước khi phản chiếu trên thị trường nội địa.

“Giá MSP của gạo sẽ cho thấy tác động đối với giá gạo thường, cũng như giá gạo basmati quốc tế trong tháng tới, khi các thương vụ xuất khẩu toàn cầu bị thiệt hại”, ông Vijay Sethia, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, cho biết.

8. Giá cà phê đầu tháng 7 đang trên đà phục hồi

Giá cà phê tại thị trường trong nước những ngày đầu tháng 7 tăng trở lại so với cuối tháng 6/2018, nhưng vẫn ở mức dưới 36.000 VNĐ/kg. Cụ thể, tính đến ngày 11/7, giá cà phê nhân xô Robusta tăng từ 0,3-1,1% so với ngày 30/6, phổ biến ở mức 35.200 – 35.900 VNĐ/kg. Tại các kho quanh khu vực TP HCM, giá cà phê loại R1 có mức 37.200 VNĐ/kg, ổn định so với cuối tháng 6.

Đối với thị trường thế giới, những ngày đầu tháng 7, giá cà phê biến động mạnh do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc gia tăng. Tuy nhiên, sau khi giảm mạnh trong ngày 6/7, giá cà phê trên thị trường đã phục hồi trở lại.

Trên sàn giao dịch London, ngày 11/7 giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 9/2018 tăng 0,5% so với ngày 29/6, đạt 1.705 USD/tấn.

Tuy nhiên, trên sàn giao dịch New York, ngày 11/7 giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 9/2018 giảm 6,3% so với ngày 29/6 xuống 114,8 Uscent/pound.

Xem thêm

Đức Quỳnh