|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa toàn cầu chao đảo vì cơn địa trấn chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

14:46 | 12/07/2018
Chia sẻ
Sau khi Mỹ đánh thuế lên 34 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hôm 6/6, Trung Quốc trả đũa với thuế quan 25% lên toàn bộ hàng hóa Mỹ.
thi truong hang hoa toan cau chao dao vi con dia tran chien tranh thuong mai my trung Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Đủ mối lo cho người Việt
thi truong hang hoa toan cau chao dao vi con dia tran chien tranh thuong mai my trung

Mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc chủ yếu là đậu nành và các sản phẩm nông nghiệp khác. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh cũng lên kế hoạch áp 25% đối với dầu thô và những hàng hóa năng lượng khác, khi Washington đánh thuế bổ sung 25% lên 16 tỷ USD giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trung Quốc là nhà tiêu thụ đậu nành lớn nhất thế giới, phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng khoảng 90% nhu cầu. Trong đó, tính riêng Mỹ đã chiếm hơn 30% tổng tiêu thụ đậu nành của Trung Quốc. Và hiện, vì hành động “ăn miếng trả miếng” giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, Trung Quốc đang phải tìm các nhà cung cấp thay thế.

Brazil đang là nguồn cung đậu nành chính của Trung Quốc, nhưng không đủ công suất để bù đắp cho phần nhập khẩu bị mất từ Mỹ. Điều này sẽ đưa Nga và Trung Á lên đứng đầu danh sách ứng viên. Cả hai quốc gia đều là những nguồn cung thay thế hấp dẫn, khi Dự án Vành đai – Con đường của Trung Quốc sẽ giảm thời gian cần thiết để vận chuyển hàng hóa qua lục địa Á – Âu.

thi truong hang hoa toan cau chao dao vi con dia tran chien tranh thuong mai my trung

Tổng khối lượng xuất khẩu đậu nành của Nga sang Trung Quốc đạt 850.000 tấn kể từ tháng 7/2017, tăng 2,5 lần so với một năm trước đó.

Trung Quốc cũng phụ thuộc vào Kazakhstan để nhập khẩu đậu nành, cũng như lúa mì. Bộ Nông nghiệp Kazakhstan muốn gia tăng xuất khẩu lúa mì sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và đặt mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn vào năm 2020, tăng gần 3 lần so với năm 2016.

Trong tháng 6, Tổng thống Kazakhstan, ông Nursultan Nazarbayev đã tổ chức các buổi tọa đàm tại Bắc Kinh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tại các buổi thảo luận, hai nhà lãnh đạo đã thống nhất mở rộng thương mại về vận tải, nông nghiệp và các ngành khác.

Đối với đợt áp thuế lần thứ hai của chính quyền Washington lên 16 tỷ USD giá trị nhập khẩu Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra quyết định về cách thức trả đũa, nhưng đang xem xét dầu thô và các sản phẩm năng lượng khác.

Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai đối với dầu thô Mỹ, sau Canada. Trong 3 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Mỹ tăng gấp hai lần so với một năm trước đó lên 350.000 thùng/ngày.

thi truong hang hoa toan cau chao dao vi con dia tran chien tranh thuong mai my trung

Mặc dù vậy, Mỹ chỉ cung cấp khoảng 3,5% khối lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc chiếm khoảng 20% xuất khẩu dầu thô của Mỹ. Thuế quan của Bắc Kinh có thể hạn chế xuất khẩu dầu của Mỹ tại thời điểm Mỹ đang cố gắng mở rộng ngành công nghiệp này.

“Trong khi Trung Quốc có thể đảm bảo dầu thô từ những nguồn thay thế, Mỹ sẽ khó tìm được một thị trường thay thế lớn như Trung Quốc”, công ty nghiên cứu Wood Mackenzie cho biết.

Nhiều chuyên gia dự đoán Trung Quốc sẽ chuyển sang Angola và các quốc gia Trung Đông để nhập khẩu dầu thô và tìm đến Nigeria cho dầu thô nhẹ.

Nga cũng có thể tăng lượng dầu xuất khẩu sang Trung Quốc. Tháng 11/2017, quốc gia này đã hoàn thành đường ống dẫn dầu miền Đông Siberia – Thái Bình Dương thứ hai, dùng để vận chuyển trực tiếp dầu thô từ miền Đông Siberia sang Đông Bắc Trung Quốc. Việc mở rộng đường ống dẫn dầu, khối lượng dầu của Nga xuất sang Trung Quốc đã tăng thêm 2 lần lên khoảng 30 triệu tấn hàng năm.

Tác động từ cuộc chiến thương mại lên hoạt động nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tương đối nhỏ đối với thị trường toàn cầu, vì Trung Quốc có thể dễ dàng mua dầu thô từ các quốc gia khác, theo ông Tsuyoshi Ueno, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu NLI. Mặt khác, nó sẽ tạo áp lực lên giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) bởi sẽ tạo nguồn cung dư thừa trên thị trường Mỹ.

thi truong hang hoa toan cau chao dao vi con dia tran chien tranh thuong mai my trung

Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung cũng có thể ảnh hưởng tới thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) như khí propane, sản phẩm được phát triển tại Mỹ nhờ cuộc cách mạng dầu đá phiến. Mỹ cung cấp 1/4 lượng propane nhập khẩu của Trung Quốc, con số này sẽ giảm xuống nếu Bắc Kinh đưa khí đốt vào mục tiêu đánh thuế.

Các công ty Trung Quốc đã phả ứng với động thái từ chính phủ. Theo nguồn tin từ ngành công nghiệp, một nhà nhập khẩu đang chuyển từ nhập khẩu LPG Mỹ sang Trung Đông.

Có vẻ Trung Quốc xác định không tránh việc phải đối mặt với Mỹ, nhưng danh sách các mặt hàng nằm trong mục tiêu trả đũa thuế quan cho thấy Bắc Kinh đang cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn của mình. Ví dụ như, trong khi dầu thô và khí đốt tự nhiên nằm trong danh sách, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lại không, vì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang rất cần dừng sử than đá để chống ô nhiễm môi trường. Việc tăng thuế LNG từ Mỹ có thể gây ra lạm phát.

Cuối cùng, chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tạo áp lực giảm giá đối với hàng loạt hàng hóa của Mỹ. Mặc dù vậy, chính quyền Bắc Kinh vẫn không thể đảm bảo nguồn cung khí đốt vào mùa đông năm ngoái, vì vậy LNG từ Mỹ có thể vẫn tránh được thuế quan, ít nhất trong thời điểm hiện tại.

Hôm 10/7, Mỹ đã quyết định tiếp tục áp thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc sau khi các nỗ lực đàm phán nhằm tìm ra một giải pháp cho tranh chấp thương mại không đi đến một thỏa thuận. Phía Bắc Kinh ngay sau đó lên tiếng cáo buộc Mỹ là kẻ bắt nặt và cảnh báo trả đũa thuế quan lên mức giá trị hàng hóa tương đương từ Mỹ.

Lyly Cao