|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (17/7): Sản lượng gạo tại Mỹ Latin có thể giảm năm 2018, giá gạo nếp sụt giảm do Trung Quốc thay đổi chính sách thuế

19:42 | 17/07/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 17/7 tập trung vào thông tin sản lượng gạo Mỹ Latin có thể giảm năm 2018, trong khi đó tình hình tiêu thụ gạo nếp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra khá khó khăn, do chính sách thay đổi thuế nhập khẩu của Trung Quốc.
thi truong hang hoa 177 san luong gao tai my latin co the giam nam 2018 gia gao nep sut giam do trung quoc thay doi chinh sach thue Thị trường hàng hóa (16/7): Giá gạo, giá bông toàn cầu sẽ tăng vọt, giá cà phê tháng trong 7 phục hồi
thi truong hang hoa 177 san luong gao tai my latin co the giam nam 2018 gia gao nep sut giam do trung quoc thay doi chinh sach thue Thị trường hàng hóa (13/7) Việt Nam trúng thầu xuất 60.000 tấn gạo đi Hàn Quốc, giá tiêu tiếp tục khủng hoảng
thi truong hang hoa 177 san luong gao tai my latin co the giam nam 2018 gia gao nep sut giam do trung quoc thay doi chinh sach thue Thị trường hàng hóa (12/7): Giá cà phê tiếp tục giảm trong tháng 6, Trung Quốc hạ dự báo nhập khẩu đậu tương

1. FAO dự báo sản lượng gạo, đậu nành tại châu Mỹ Latin đều giảm trong năm 2018

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (WTO) dự báo sản lượng gạo, đậu nành, loại hạt to và đường tại châu Mỹ Latin sẽ giảm trong giai đoạn 2018 – 2019.

Theo đó, sản lượng gạo tại châu Mỹ Latin và Caribbean sẽ giảm 1,5% xuống còn khoảng 18,6 triệu tấn trong năm nay.

Mùa vụ thu hoạch gạo tại Argentina, Brazil, Ecuador, Colombia, Uruguay and Venezuela sẽ đều giảm, và không thể bù đắp bằng sản lượng gia tăng ở các quốc gia Bolivia, Chile, Cuba, the Dominican Republic, Guyana, Paraguay and Peru.

2. Giá thép Trung Quốc giảm ngày thứ hai liên tiếp

Theo đó, giá thành cốt thép giao sau trên sàn Thượng Hải giảm tới 1,7% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 12/7, trước khi giảm 0,5% xuống 3.941 nhân dân tệ/tấn (tương đương 590,03 USD/tấn).

Giá thép giao ngay giảm 0,1% xuống 4.346,37 nhân dân tệ/tấn trong ngày 16/7, theo số liệu từ công ty tư vấn Mysteel.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại trong quý II vì những nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh trong việc kiểm soát nợ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, trong khi sự chững lại trên thị trường bất động sản cũng ảnh hưởng tới triển vọng nhu cầu thép.

3. Khuyến cáo doanh nghiệp chế biến hạt điều giảm công suất

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá điều nhân xuất khẩu trong 10 ngày đầu tháng 7 tiếp tục giảm so với cùng kỳ tháng 6/2018.

Cụ thể, giá điều nhân loại W240 giảm 4,4%, xuống còn 4,3 - 4,35 USD/kg; loại W320 giảm 8%, xuống 4,05 - 4,1 USD/kg; loại W450/SW320/LBW320 giảm 11,8%, xuống còn 3,75 - 3,90 USD/kg; điều nhân loại WS/WB giảm 4,8%, xuống còn 4,0 – 4,05 USD/kg…

Giá hạt điều xuất khẩu liên tiếp giảm từ đầu năm đến nay, đồng thời nguồn cung thiếu hụt khiến cho nhiều doanh nghiệp chế biến trong nước phải tạm dừng hoạt động.

4. ‘Giải mã’ gà không đầu siêu rẻ tại Việt Nam

Thời gian gần đây tại một số chợ lẻ và nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM như Âu Cơ, Ni Sư Huỳnh Liên, Lê Đức Thọ… xuất hiện nhiều điểm bán “gà mái đẻ”, “gà dai Hàn Quốc” với giá siêu rẻ chỉ 35.000-45.000 đồng/kg.

Thậm chí một số người bán dạo trên xe đẩy với giá 60.000 đồng/con. Mức giá này chỉ bằng 1/2, thậm chí 1/3 so với giá gà ta đang bán trên thị trường.

Đặc điểm của loại gà này là đã được làm sạch, không đầu, không chân, không nội tạng; không có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ và được quảng cáo là thịt dai, ngon. Trọng lượng mỗi con dao động trung bình 1,2-1,7 kg.

5. Thép Trung Quốc tránh bão ở thị trường Việt Nam

Lo sợ một cuộc chiến tranh thương mại trị giá hàng chục tỉ USD đang dần kích hoạt giữa Trung Quốc và Mỹ, các doanh nghiệp thép Trung Quốc đang muốn di dời phần nào năng lực sản xuất sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam để tránh bão.

Ví dụ như ở Đồng Nai, sau một năm bị từ chối cấp phép, mới đây công ty thép của Trung Quốc là Yongjin Metal lại tiếp tục nộp đơn lên các cơ quan chức năng xin phép triển khai một dự án thép không gỉ cán nguội có công suất 300.000 tấn. Bên cạnh Yongjin, nhiều doanh nghiêp thép của nước này cũng có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam, thậm chí săn tìm các doanh nghiệp thép nội địa đang thua lỗ để sở hữu giấy phép sản xuất và kinh doanh.

5. Hồ tiêu trên 'chảo lửa'

Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), trong tháng 6/2018, xuất khẩu (XK) hạt tiêu ước đạt 22.000 tấn, giá trị đạt 71 triệu USD. Lũy kế XK hạt tiêu 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 132.000 tấn và 453 triệu USD, tăng 5,1% về lượng nhưng giảm tới 36,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017 (lượng XK hạt tiêu của VN trong năm 2017 đạt 214.900 tấn, tăng 20,8% so với năm 2016, kim ngạch đạt 1,12 tỷ USD, giảm 21,7% so với năm 2016).

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, giá XK hồ tiêu bình quân sang tất cả các thị trường đều giảm mạnh. Theo đó, giá XK bình quân 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3.438 USD/tấn, giảm tới 61% so với cùng kỳ năm 2017. Tại thị trường trong nước, giá hạt tiêu cũng giảm cùng chiều với xu hướng giá xuất khẩu.

6. Giá gạo nếp lại sụt giảm do Trung Quốc thay đổi chính sách thuế

Hơn 2 tuần nay, tình hình tiêu thụ gạo nếp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra khá khó khăn, do chính sách thay đổi thuế nhập khẩu của Trung Quốc.

Hiện giá gạo nếp đang sụt giảm mạnh ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Theo ông Đỗ Hà Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex, ngày 27/6/2018, Bộ Tài chính Trung Quốc đã thông báo tăng thuế nhập khẩu gạo (bao gồm cả gạo nếp) lên đến 50%, kể từ ngày 1/7/2018.

Xem thêm

Đức Quỳnh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.