|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thương mại cà phê toàn cầu gần như tê liệt vì giá cao

15:53 | 07/03/2025
Chia sẻ
Việc giá cà phê tăng cao khiến các nhà rang xay dè dặt hơn trong việc mua hàng. Một số doanh nghiệp cảnh báo, nếu giá còn duy trì ở mức cao trong thời tới, làn sóng mua bán - sáp nhập của các công ty sẽ diễn ra.

 

Các nhà giao dịch và rang xay cà phê toàn cầu cho biết họ đã cắt giảm mua hàng xuống mức tối thiểu, khi ngành này đang quay cuồng với đợt tăng giá mạnh. Trong khi đó, các nhà cung cấp vẫn chưa thể thuyết phục các cửa hàng bán lẻ chấp nhận, theo Reuters.

Tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ ở Houston tuần này, những người tham dự cho biết họ đã bị sốc khi giá hợp đồng tương lai cà phê Arabica trên sàn ICE – chuẩn mực cho các giao dịch cà phê toàn cầu – tăng 70% kể từ tháng 11.

Ông Renan Chueiri, Tổng giám đốc ELCAFE C.A. ở Ecuador, cho biết năm nay là lần đầu tiên nhà sản xuất cà phê hòa tan này chưa bán hết sản lượng dự kiến hàng năm vào tháng 3.

"Thông thường đến thời điểm này chúng tôi đã bán hết hàng, nhưng hiện tại chúng tôi mới chỉ bán được dưới 30% sản lượng," ông nói. "Giá tăng mạnh làm tiêu hao dòng tiền của khách hàng, họ không đủ tiền để mua số lượng như họ cần."

Đợt tăng giá cà phê xuất phát từ sản lượng giảm ở các khu vực trồng cà phê quan trọng, đặc biệt là tại Brazil – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, khiến nguồn cung hạt cà phê bị thu hẹp.

"Mọi người không muốn chịu rủi ro, không ai mua hàng giao sau, tất cả chỉ mua đủ dùng ngay lập tức," một nhà môi giới cà phê cho biết.

Ngoài ra, ông cũng đề cập đến việc chỉ mua đúng số lượng cần thiết thay vì tích trữ hàng. Nhiều giao dịch gần đây tại Brazil, đã diễn ra theo cách rất thận trọng.

"Bạn chốt một thỏa thuận, sau đó có 7 ngày để đến trang trại hoặc kho hàng lấy cà phê. Bạn kiểm tra chất lượng, nếu đạt yêu cầu, bạn thanh toán ngay tại chỗ và chở cà phê đi."

Một cuộc khảo sát gần đây của Reuters dự đoán rằng giá cà phê Arabica có thể giảm 30% vào cuối năm nay, do giá cao làm giảm nhu cầu và những dấu hiệu ban đầu cho thấy mùa vụ bội thu của Brazil vào năm tới.
Tuy nhiên, cho đến khi giá giảm đáng kể, ngành công nghiệp cà phê vẫn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.

Một CEO của một hãng rang xay lớn tại Mỹ – thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới – cho biết một số khách hàng của ông không chắc họ có thể tiếp tục kinh doanh hay không.

"Họ không biết liệu có thể bán sản phẩm của mình với mức giá mới hay không," ông nó. "Một số doanh nghiệp đang sụp đổ."

Vị CEO này cho biết các siêu thị và cửa hàng tạp hóa đang phản đối mức giá cao hơn mà các nhà rang xay đề xuất. Quá trình đàm phán diễn ra rất lâu và một số cửa hàng bán lẻ bắt đầu thiếu cà phê trên kệ hàng.
"Đây thực sự là một cơn ác mộng," ông nói thêm.

Lượng hàng tồn kho từ các cảng tại Mỹ - nơi tiếp nhận hạt cà phê từ Trung và Nam Mỹ, bằng một nửa so với mức bình thường. 

Các kho cà phê gần các cảng tại Mỹ – nơi tiếp nhận hạt cà phê từ Trung và Nam Mỹ – hiện có lượng tồn kho chỉ bằng một nửa so với mức bình thường, theo một giám đốc của một trong những công ty lưu trữ lớn nhất trong ngành.

"Một số công ty kho bãi đang trả lại silo (tháp trữ hàng) cho chủ sở hữu, hủy hợp đồng thuê sớm," ông nói.

Ông Michael Von Luehrte, chủ sở hữu công ty môi giới MVLcoffee, cho biết thị trường cà phê, đặc biệt là trong lĩnh vực giao dịch, có thể sẽ chứng kiến làn sóng mua bán - sáp nhập.

Các công ty có vốn lớn hơn sẽ có khả năng tăng khối lượng giao dịch, trong khi các doanh nghiệp khác sẽ gặp khó khăn do nguồn tài chính bị thu hẹp, ông nói thêm.

Nhà giao dịch hàng hóa Louis Dreyfus cho biết trong một bài thuyết trình tại hội nghị rằng diện tích trồng cà phê đang mở rộng để phản ứng với giá cao hơn. Việc mở rộng đã diễn ra ở các quốc gia như Ấn Độ, Uganda, Ethiopia và Brazil. Công ty tin rằng nếu Brazil có một vụ mùa lớn, kết hợp với diện tích trồng mới, điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm mạnh của giá cà phê.

H.Mĩ

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô quý I: GDP tăng 6,93%, bội thu ngân sách gần 300.000 tỷ đồng
Nền kinh tế Việt Nam năm 2025 đã có sự khởi đầu đầy lạc quan với nhiều chỉ tiêu quý I tăng cao so với cùng kỳ các năm trước như: GDP tăng 6,93%, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,8%, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 34,7%, bội thu ngân sách Nhà nước 293.000 tỷ đồng,...