|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nghĩa vụ thanh toán (Payment Obligations) trong hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là gì?

17:08 | 26/09/2019
Chia sẻ
Nghĩa vụ thanh toán (tiếng Anh: Payment Obligations) trong hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là nghĩa vụ của bên bán phải thực hiện với bên mua sau khi sự cố tín dụng xảy ra theo phương thức thanh toán thỏa thuận tại hợp đồng.

tk_RDTF

Hình minh họa (Nguồn:Tin nhanh chứng khoán)

Nghĩa vụ thanh toán (Payment Obligations)

Khái niệm

Nghĩa vụ thanh toán trong tiếng Anh gọi là Payment Obligations.

Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là nghĩa vụ của bên bán phải thực hiện với bên mua sau khi sự cố tín dụng xảy ra theo phương thức thanh toán thỏa thuận tại hợp đồng.

Phương thức thanh toán khi sự cố tín dụng phát sinh 

Chuyển giao vật chất: Bên mua hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng chuyển giao cho bên bán các trái phiếu (hoặc khoản vay) đã bị mất khả năng thanh toán có tổng mệnh giá bằng giá trị danh nghĩa của hợp đồng. 

Bên bán sẽ giao số tiền bằng giá trị danh nghĩa của hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng cho bên mua hợp đồng. Bên mua có thể giao bất kì trái phiếu nào đáp ứng những tiêu chí nhất định do tổ chức tham chiếu phát hành với cùng mức độ ưu tiên như trái phiếu cơ sở của hợp đồng.

Thông thường, một hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng xác định rõ một số loại trái phiếu có thể được sử dụng để chuyển giao khi sự cố tín dụng xảy ra. 

Các trái phiếu này có cùng mức độ tru tiên, nhưng có thể không được bán với cùng một mức giá (theo tỉ lệ phần trăm mệnh giá) ngay sau khi tổ chức phát hành bị mất khả năng thanh toán. Điều này tạo ra quyền được lựa chọn trái phiếu rẻ nhất để giao đối với bên nắm giữ hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. 

Trong trường hợp rủi ro tín dụng xảy ra, bên mua hợp đồng hoán đổi sẽ mua trái phiếu rẻ nhất trên thị trường đáp ứng được các yêu cầu chuyển giao. Nguyên nhân là vì khoản thanh toán từ bên bán hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng khi đó thường bằng mệnh giá trái phiếu cộng với lãi tích lũy của trái phiếu đó. 

Do vậy, trái phiếu có lãi tích lũy cao hơn tại thời điểm xảy ra sự kiện mất khả năng thanh toán sẽ có xu hướng được định giá cao hơn ngay sau sự kiện này.

Thanh toán bằng tiền: Với tính chất một thoả thuận song phương giữa hai bên đối tác, các bên tham gia hợp đồng có thể nhất trí đóng giao dịch dựa trên giá thị trường của trái phiếu mất khả năng thanh toán, thường là mức giá yết trung bình của một số lượng nhất định các nhà tạo lập thị trường cho loại trái phiếu đó. 

Chẳng hạn, nếu giả thị trường của trái phiếu cơ sở là 40 (so với mệnh giá 100), bên bán sẽ trả số tiền ròng 60 (= 100 – 40). Giá trị thu hồi của trái phiếu (40, ở vị dụ này) là không cố định và chỉ có thể xác định được sau khi sự kiện tín dụng xảy ra.

(Tài liệu tham khảo, Giáo trình Chứng khoán phái sinh & Thị trường chứng khoán phái sinh, NXB Lao Động)

Thanh Hoa