|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thâm hụt tài khoản vãng lai (Current Account Deficit) là gì? Đặc điểm

08:22 | 30/06/2020
Chia sẻ
Thâm hụt tài khoản vãng lai (tiếng Anh: Current Account Deficit) là phép đo thương mại của một quốc gia, nơi mà giá trị của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vượt quá giá trị của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu.
Thâm hụt tài khoản vãng lai (Current Account Deficit) là gì? Đặc điểm  - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: The Context of things)

Thâm hụt tài khoản vãng lai

Khái niệm

Thâm hụt tài khoản vãng lai trong tiếng Anh là Current Account Deficit.

Thâm hụt tài khoản vãng lai là phép đo thương mại của một quốc gia, nơi mà giá trị của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vượt quá giá trị của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu.

Tài khoản vãng lai bao gồm thu nhập ròng, chẳng hạn như tiền lãi và cổ tức, và các khoản chuyển giao, chẳng hạn như viện trợ nước ngoài, mặc dù các thành phần này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng tài khoản vãng lai.

Tài khoản vãng lai đại diện cho các giao dịch nước ngoài của một quốc gia và, tương tự như tài khoản vốn, là thành phần của cán cân thanh toán (Balance of payment) của một quốc gia.

Đặc điểm của Thâm hụt tài khoản vãng lai

Một quốc gia có thể giảm nợ hiện tại bằng cách tăng giá trị xuất khẩu của đất nước mình so với giá trị nhập khẩu. Quốc gia đó có thể đặt ra các giới hạn đối với hàng nhập khẩu, như thuế quan hoặc hạn ngạch, hoặc có thể tập trung các chính sách thúc đẩy xuất khẩu, như công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu hoặc các chính sách cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu của các công ty trong nước.

Quốc gia cũng có thể sử dụng chính sách tiền tệ để cải thiện việc định giá tiền tệ trong nước so với các loại tiền tệ khác thông qua việc phá giá, điều này làm giảm chi phí xuất khẩu của quốc gia.

Mặc dù thâm hụt hiện tại có thể ngụ ý rằng một quốc gia đang chi tiêu vượt quá khả năng của mình, nhưng thâm hụt tài khoản vãng lai không phải là điều bất lợi.

Nếu một quốc gia sử dụng nợ nước ngoài để tài trợ cho các khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn lãi suất của khoản nợ, quốc gia đó có thể duy trì khả năng thanh toán trong khi vẫn thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, nếu một quốc gia không có khả năng trả các mức nợ hiện tại với dòng doanh thu trong tương lai, thì quốc gia đó có thể mất khả năng thanh toán (Insolvency).

Thâm hụt tài khoản vãng lai trong các nền kinh tế phát triển và mới nổi

Thâm hụt tài khoản vãng lai đại diện cho doanh thu ròng âm ở nước ngoài. Các quốc gia phát triển, như Mỹ, thường có thâm hụt tài khoản vãng lai, trong khi các nền kinh tế mới nổi thường có thặng dư tài khoản vãng lai. Các nước nghèo có xu hướng có các khoản nợ tài khoản vãng lai.

Ví dụ thực tế về Thâm hụt tài khoản vãng lai

Biến động trong tài khoản vãng lai của một quốc gia chủ yếu phụ thuộc vào các lực lượng thị trường (Market forces). Ngay cả các quốc gia cố tình có thâm hụt tài khoản vãng lai cũng có sự biến động trong thâm hụt.

Ví dụ, Vương quốc Anh, đã thấy được giảm thâm hụt hiện tại sau kết quả bỏ phiếu Brexit năm 2016. Thông thường, Vương quốc Anh có thâm hụt tài khoản vãng lai vì đây là quốc gia sử dụng mức nợ cao để tài trợ cho việc nhập khẩu quá mức. Một phần lớn xuất khẩu của nước này là hàng hóa, và giá hàng hóa giảm đã dẫn đến việc các công ty trong nước có lợi nhuận thấp hơn. Việc giảm giá hàng hóa này chuyển thành thu nhập ít hơn chảy ngược lại vào Vương quốc Anh, làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai.

Tuy nhiên, sau khi đồng bảng Anh giảm giá trị do kết quả bỏ phiếu Brexit năm 2016, đồng bảng Anh yếu hơn đã giảm nợ hiện tại của quốc gia này. Sự sụt giảm trong giá trị đồng bảng Anh xảy ra vì thu nhập từ đồng đô la ở nước ngoài cao hơn đối với các công ty hàng hóa trong nước, dẫn đến dòng tiền vào nước này nhiều hơn.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.