|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tăng trưởng tự thân (Organic Growth) là gì?

15:12 | 09/01/2020
Chia sẻ
Tăng trưởng tự thân (tiếng Anh: Organic Growth) là tốc độ tăng trưởng mà một công ty có thể đạt được bằng cách tăng sản lượng và doanh thu bán hàng từ bên trong.
Tăng trưởng tự thân (Organic Growth) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Sitkins Group, Inc

Tăng trưởng tự thân (Organic Growth)

Định nghĩa

Thuật ngữ 'Organic Growth" tạm dịch ra tiếng Việt là tăng trưởng tự thân, tăng trưởng từ bên trong hay tăng trưởng hữu cơ.

Tăng trưởng tự thân là tốc độ tăng trưởng mà một công ty có thể đạt được bằng cách tăng sản lượng và doanh số bán hàng từ bên trong.

Tăng trưởng tự thân không bao gồm lợi nhuận hoặc tăng trưởng đóng góp từ các thương vụ thâu tóm, mua lại hoặc sáp nhập vì các thương vụ nêu trên không tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bên trong của công ty. Những chiến lược như vậy được gọi là tăng trưởng ngoại sinh (tăng trưởng vô cơ).

Đặc trưng và ý nghĩa của tăng trưởng tự thân

- Chiến lược tăng trưởng tự thân tìm cách tối đa hóa tăng trưởng từ bên trong. Thông thường, các công ty sẽ sử dụng tăng trưởng doanh số và thu nhập, trên cơ sở hàng quí hoặc hàng năm, như các số liệu hiệu suất/ hiệu quả hoạt động để đánh giá tăng trưởng hữu cơ.

- Việc theo đuổi tăng trưởng tự thân thường bao gồm các chương trình khuyến mại, chiến dịch ra mắt dòng sản phẩm mới hoặc cải tiến dịch vụ khách hàng.

Loại tăng trưởng này rất quan trọng bởi vì các nhà đầu tư muốn thấy rằng một công ty mà họ đã đầu tư, hoặc dự định đầu tư, có khả năng kiếm được nhiều hơn so với năm trước - điều này có thể dẫn tới kết quả là giá cổ phiếu cao hơn hoặc cổ tức được chia nhiều hơn.

- Trong một số ngành công nghiệp, đặc biệt là bán lẻ, tăng trưởng tự thân được đo bằng mức tăng trưởng tương đương hoặc mức tăng tưởng có thể so sánh (comparable growth).

Same-store sales/Comparable-store sales (tạm dịch: doanh số bán hàng cùng cửa hàng hoặc doanh số bán hàng có thể so sánh) đo lường sự tăng trưởng doanh số của các cửa hàng hiện tại so với doanh số của chính cửa hàng đó trong quá khứ.

- Ðây là số liệu tài chính mà các công ty trong ngành bán lẻ thường xuyên sử dụng để đánh giá sự tăng trưởng tổng doanh số phát sinh trên các cửa hàng đã hoạt động của công ty trong một khoảng thời gian nhất định (thường là quí, năm hoặc thời gian dài hơn) so với các số liệu tương tự cùng một khoảng thời gian trong quá khứ.

- Sự tăng trưởng của doanh số bán hàng cùng cửa hàng (doanh số bán hàng có thể so sánh) không bao gồm yếu tố tăng trưởng từ việc mở cửa hàng mới hoặc hoạt động mua lại và sáp nhập.

- Các công ty như Walmart, Costco và các nhà bán lẻ lớn khác cung cấp báo cáo hàng quí để các nhà đầu tư và các nhà phân tích dễ dàng nhận ra ý tưởng về sự tăng trưởng hữu cơ của họ. Walmart đã tăng doanh số bán hàng lên 2,6% trong quý IV năm 2018.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Thanh Tùng