|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tài nguyên nông nghiệp (Agricultural resources) là gì?

11:10 | 30/09/2019
Chia sẻ
Tài nguyên nông nghiệp (tiếng Anh: Agricultural resources) là tài nguyên gồm ba bộ phận hợp thành có quan hệ hữu cơ thống nhất với nhau gồm: tài nguyên vô cơ, tài nguyên hữu cơ và tài nguyên thẩm mĩ.
slide_9

Hình minh họa (Nguồn: slideplayer)

Tài nguyên nông nghiệp

Khái niệm

Tài nguyên nông nghiệp trong tiếng Anh gọi là: Agricultural resources.

Theo quan niệm của Hei Benhuber, Alandwirtschaft and Umwelt, Economica Verlag. 1994, tài nguyên nông nghiệp bao gồm 3 bộ phận: Tài nguyên hữu cơ, tài nguyên sinh vật, tài nguyên thẩm mĩ. 

- Tài nguyên hữu cơ như nước, đất, không khí;

- Tài nguyên sinh vật như thực vật, động vật, môi trường sống, cá nhân, dân số, cộng đồng và hệ sinh thái;

- Tài nguyên thẩm mĩ như tính đa dạng của các yếu tố cảnh quan, bức tranh đa dạng của cảnh quan, những sự chia cắt thửa ruộng, luân canh cây trồng, hàng luống cây trồng, đường nội đồng, hàng rào, mương lạch, hồ và đầm;

- Môi trường nông nghiệp gắn liền với khái niệm cảnh quan. Cảnh quan là một khái niệm trong địa lí học (không gian học) bao gồm đất đai và không gian của nó. 

Dựa vào khái niệm này, đất đai và không gian của nó trong một nước được chia thành "cảnh quan tự nhiên" và "cảnh quan mang tính nhân văn". Cảnh quan "mang tính nhân văn" đựơc phân thành khu vực rừng núi, khu vực nông thôn (bao gồm đất đai nông nghiệp và làng xóm) và khu vực thành thị. 

- Một cảnh quan chứa ba bộ phận độc lập, đó là những yếu tố vô cơ (yếu tố địa lí, yếu tố vật lí), yếu tố sinh vật học (sinh học) và yếu tố nhân tạo (yếu tố mang tính nhân văn). 

Như vậy, cảnh quan phản ảnh một hệ sinh thái đầy đủ của không gian; sự chuẩn mực của nguyên tắc sinh thái trong cảnh quan đó; sự qui hoạch sử dụng tối ưu đất đai. Khái niệm này có thể khái quát qua hình 1.

Quan điểm kinh tế sinh thái về ngành nông nghiệp 

Những nhà kinh tế nông nghiệp từ quan điểm sinh thái học cảnh quan hiểu nông nghiệp như là một phần của cảnh quan (sử dụng đất đai trong khu vực nông thôn) có ý nghĩa quan trọng và hữu ích vì: 

(1) Nông nghiệp không chỉ xem xét ở khía cạnh kinh tế mà cả khía cạnh sinh thái. Với mục đích của sản xuất hàng hoá để bán ra thị trường thì người nông dân sử dụng đất đai của họ (tính nhân văn) với những vật chất vô cơ của nó (yếu tố địa lí, đất, nước, không khí) và những vật chất sinh vật (động, thực vật). 

Bởi vậy, người nông dân phải đối xử một cách thận trọng với đất đai của họ và không gian của nó (đất, nước, không khí, cây trồng, vật nuôi và phong cảnh không gian) để không tạo ra sự thay đổi quá mức hệ sinh thái trên đất đai của họ.

tnnn

Hình 1. Sinh thái cảnh quan, sinh vật học, địa lí học

(2) Qui hoạch việc sử dụng đất đai trong khu vực nông thôn và trên toàn đất nước hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và công nghiệp trong khu vực nông thôn và cả nước. 

Tiếp đó sinh thái học cảnh quan có thể đưa ra một phương pháp có lợi cho công tác qui hoạch việc sử dụng đất. Đối với các nước phát triển có "công tác qui hoạch cảnh quan" đã được thực hiện từ lâu.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Tài nguyên Môi trường, TS. Nguyễn Văn Song - TS. Vũ Thị Phương Thụy, 2006, Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

Tuyết Nhi