Sụp đổ kinh tế (Economic Collapse) là gì? Ví dụ về sụp đổ kinh tế
Hình minh họa. Nguồn: eurasiantimes.com
Sụp đổ kinh tế
Khái niệm
Sụp đổ kinh tế trong tiếng Anh là Economic Collapse.
Sụp đổ kinh tế là sự đổ vỡ của nền kinh tế một quốc gia, khu vực hoặc lãnh thổ theo sau thời kì khủng hoảng. Sụp đổ kinh tế xảy ra sau khi một cuộc suy thoái, khủng hoảng hoặc giai đoạn thu hẹp kinh tế nghiêm trọng diễn ra; và có thể kéo dài nhiều năm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hoàn cảnh.
Sụp đổ kinh tế có thể xảy ra mà không có nguyên nhân cụ thể nào, hoặc là kết quả tất yếu với một số sự kiện hoặc dấu hiệu dẫn đến đặc điểm suy thoái.
Một chu kì kinh tế có 4 giai đoạn: mở rộng, đỉnh, thu hẹp và đáy. Sụp đổ kinh tế là một sự kiện bất thường có thể xảy ra đột ngột tại bất kì thời điểm nào dẫn đến giai đoạn thu hẹp và suy thoái, mà có thể không phải là một phần của chu kì kinh tế tiêu chuẩn.
Theo sau sự sụp đổ kinh tế thường là các hành động can thiệp. Ngân hàng có thể đóng cửa để hạn chế rút tiền, chính phủ có thể ban hành biện pháp kiểm soát vốn mới và trong một số trường hợp có thể dẫn đến việc lật đổ chính phủ.
Nói chung, trong hầu hết các trường hợp sụp đổ kinh tế, chính phủ sẽ thực hiện một số thay đổi nhằm xác định các yếu tố chính dẫn đến sự sụp đổ và đề ra luật mới nhằm hạn chế việc chúng lặp lại.
Nguyên nhân
Sụp đổ kinh tế thường xảy ra do có các hoàn cảnh và yếu tố đặc biệt, và thường đi kèm với nhiều sự kiện kinh tế vĩ mô xảy ra trong giai đoạn kinh tế thu hẹp và suy thoái như siêu lạm phát, lạm phát kèm suy thoái, thị trường chứng khoán sụp đổ hay lãi suất và lạm phát không cân bằng. Hơn nữa, sụp đổ cũng có thể xảy ra từ các chính sách bất thường của chính phủ hoặc hoạt động trên thị trường quốc tế gặp khó khăn.
Ví dụ về sụp đổ kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 có một số dấu hiệu mà đã không bị phát hiện cho đến khi các chuối phá sản và sụp đổ bắt đầu. Điểm bùng phát là vụ phá sản của Lehman Brothers.
Các yếu tố liên quan đến cuộc khủng hoảng năm 2008 bao gồm những chính sách cho vay và giao dịch cực kì lỏng lẻo của các tổ chức tài chính, dẫn đến tổn thất lớn từ các vụ vỡ nợ và mua bán nhà đất bị quản lí sai.
Sự sụp đổ kinh tế năm 2008 cũng dẫn đến cải cách luật pháp, chủ yếu trong Đạo luật Cải cách Phố Wall Dodd-Frank và Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng.
Ngoài ra trong cũng có nhiều vụ sụp đổ kinh tế khác trên quốc tế, ví dụ như sụp đổ kinh tế của Hy Lạp và Argentina. Cả hai nước này đều gặp rắc rối với nợ công. Và ở cả Hy Lạp và Argentina, sụp đổ kinh tế do nợ đã dẫn đến bạo loạn, giảm giá trị đồng tiền, phải xin cứu trợ quốc tế và cải cách chính phủ.
(Theo investopedia)