|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sức mua (Purchasing Power) là gì? Mối quan hệ với lạm phát

17:20 | 18/09/2019
Chia sẻ
Sức mua (tiếng Anh: Purchasing Power) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ một đơn vị tiền tệ có thể mua được tại một thời điểm nào đó.
Purchasing-Power-1-1030x388

Hình minh họa. Nguồn: blog.negotiators.com

Sức mua 

Khái niệm

Sức mua trong tiếng Anh là Purchasing Power.

Sức mua là giá trị của tiền tệ được thể hiện dưới dạng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một đơn vị tiền có thể mua. Sức mua rất quan trọng bởi vì, với mọi yếu tố khác không đổi, lạm phát làm giảm lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một người có thể mua được

Sức mua tăng và sức mua giảm

Sức mua tăng hoặc giảm chỉ sự tăng hoặc giảm số lượng hàng hóa và dịch vụ người tiêu dùng có thể mua với cùng một số tiền nhất định. Sức mua của người tiêu dùng giảm khi giá hàng hóa tăng, và sức mua tăng khi giá giảm. 

Nguyên nhân của sức mua giảm bao gồm các qui định của chính phủ, lạm phát và thiên tai và các thảm họa nhân tạo. Nguyên nhân của sức mua tăng bao gồm giảm phát và các bước tiến công nghệ.

Một ví dụ về sức mua tăng hoặc giảm: Nếu hai năm trước máy tính xách tay có giá 1.000 USD và hôm nay có giá 500 USD, sức mua của người tiêu dùng đã tăng lên. 1.000 USD bây giờ sẽ mua được một máy tính xách tay cộng thêm một số hàng hóa khác trị giá 500 USD.

Mối quan hệ giữa sức mua và lạm phát

Lạm phát làm giảm giá trị sức mua của một loại tiền tệ, do tác động của lạm phát làm giá tăng. Theo kinh tế truyền thống, để đo lường sức mua bạn sẽ so sánh giá của hàng hóa hoặc dịch vụ với một chỉ số giá. 

Để dễ hình dung hơn, mức lương một người kiếm được ngày nay phải lớn hơn mức lương ông nội anh ta 40 năm trước chỉ để duy trì cùng một mức chất lượng cuộc sống.

Sức mua ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của kinh tế, từ người tiêu dùng mua hàng hóa cho đến các nhà đầu tư và giá cổ phiếu ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia.

Khi sức mua của một loại tiền tệ giảm do lạm phát quá mức sẽ dẫn đến hậu quả kinh tế tiêu cực, bao gồm chi phí hàng hóa và dịch vụ tăng cao, gây ra chi phí sinh hoạt cao, cũng như lãi suất cao ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu và giảm xếp hạng tín dụng. kết quả của những yếu tố này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Do đó chính phủ ban hành các chính sách và qui định để bảo vệ sức mua tiền tệ và giữ cho nền kinh tế bền vững. Một phương pháp để giám sát sức mua là thông qua Chỉ số giá tiêu dùng.

(Theo investopedia.com)

Hằng Hà