|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sự pha trộn chính sách (Policy Mix) là gì?

10:24 | 31/12/2019
Chia sẻ
Sự pha trộn chính sách (tiếng Anh: Policy Mix) là sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của một quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu trong quản lí nền kinh tế.
Sự pha trộn chính sách (Policy Mix) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Sự pha trộn chính sách (Policy Mix)

Định nghĩa

Sự pha trộn chính sách tạm dịch là Policy Mix.

Sự pha trộn chính sách là sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của một quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu trong quản lí nền kinh tế.

Thuật ngữ liên quan

Chính sách tài khoá (Fiscal policy) là quyết định của Chính phủ về chi tiêu công và đánh thuế để hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn.

Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.

Hiểu về sự pha trộn chính sách

- Chính sách kinh tế bao gồm hai phần chính: chính sách tài khóa, bao gồm thuế và chi tiêu của Chính phủ; và chính sách tiền tệ, bao gồm cung tiền và lãi suất.

- Ở hầu hết các quốc gia, Chính phủ kiểm soát chính sách tài khóa, trong khi các ngân hàng trung ương độc lập xử lí chính sách tiền tệ.

- Chính phủ và các ngân hàng trung ương thường chia sẻ các mục tiêu quản lí như thất nghiệp ở mức thấp, giá cả ổn định, lãi suất vừa phải và tăng trưởng lành mạnh. Tuy nhiên, các cơ quan này sử dụng các công cụ khác nhau để thực hiện các mục tiêu nêu trên và thường nhấn mạnh các ưu tiên khác nhau.

Ví dụ, Ngân sách Chính phủ thường ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn, trong khi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn.

Liên hệ thực tế

- Đôi khi các nhà hoạch định chính sách tài khóa và các nhà hoạch định chính sách tiền tệ làm việc cùng nhau.

Ví dụ, Chính phủ có thể kích thích nền kinh tế thông qua cắt giảm thuế và tăng chi tiêu. Ngân hàng trung ương có thể kích thích tiền tệ bằng cách cắt giảm lãi suất ngắn hạn.

- Bên cạnh đó, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cũng có thể được thúc đẩy theo các hướng khác nhau.

Ngân hàng trung ương có thể nới lỏng chính sách tiền tệ trong khi các nhà hoạch định theo đuổi chính sách tài khóa thắt chặt, điều này đã xảy ra ở châu Âu sau cuộc khủng hoảng tài chính.

Trong trường hợp khác, Chính phủ mong muốn giành được sự ủng hộ từ người dân, có thể cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu, hệ quả trong dài hạn là áp lực lạm phát gia tăng. Những hành động đó có thể buộc ngân hàng trung ương tăng lãi suất.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Thanh Tùng